SỰ KIỆN

Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện

Ngày 28/2/2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 127-KL/TW, định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là một phần trong nỗ lực tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhằm đảm bảo hiệu năng và hiệu quả.

Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông lên phương án sáp nhập 'về chung một nhà'

Ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đang phối hợp để lên phương án sắp xếp, sáp nhập thành tỉnh mới theo định hướng Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa thống nhất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định số lượng xã trên toàn quốc

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định số lượng xã cụ thể được sắp xếp trong toàn quốc.

Cấp huyện dừng hoạt động, khi nào phải bàn giao lại trụ sở, tài sản?

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, các đơn vị phải hoàn thành việc bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách... cho đơn vị có thẩm quyền.

Giải bài toán 'ai đi, ai ở' khi sáp nhập phường, xã

"Tôi rất tâm đắc bài phát biểu bế mạc của Tổng bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 vừa qua về sắp xếp nhận sự khi sáp nhập: Phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là 'vì yêu cầu công việc', sau đó mới đến các tiêu chí khác".

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 tỉnh, thành phố mới sau khi sáp nhập theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị Trung ương 11 vừa được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành.

Chi tiết 85 thành phố thuộc tỉnh sẽ không còn khi cấp huyện dừng hoạt động

Trong số 85 thành phố thuộc tỉnh, có nhiều thành phố lâu đời, bề dày văn hóa, lịch sử như: Đà Lạt, Nam Định, Việt Trì, Mỹ Tho… Hầu hết các thành phố trực thuộc các tỉnh còn lại được thành lập vào giai đoạn 2000-2020.

Tổng Bí thư: Sắp xếp nhân sự khi sáp nhập lấy tiêu chuẩn cao nhất 'vì công việc'

Cho biết có nhiều băn khoăn về sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và sắp xếp nhân sự Đại hội, Tổng Bí thư đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc.

Trung ương thống nhất sáp nhập còn 34 tỉnh, thành, giảm 60-70% xã

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã.

Đề xuất giải thể đơn vị hành chính cấp huyện, 85 thành phố thuộc tỉnh sẽ không còn

Theo dự thảo Luật Chính quyền địa phương mới nhất vừa được Bộ Nội vụ chỉnh lý trình Chính phủ, chính quyền cấp huyện, bao gồm 85 thành phố thuộc tỉnh sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7.

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Sau một thời gian nỗ lực, nhiều trưởng phòng được quy hoạch làm phó chủ tịch huyện. Không ít người tỏ ra lo lắng sẽ bị mất quy hoạch khi thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện trong thời gian tới.

Bốn yếu tố cốt lõi không thể thiếu khi sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập tỉnh không chỉ là bài toán địa giới, mà còn là thách thức trong sắp xếp nhân sự. Nếu không tổ chức tốt đội ngũ cán bộ giữa các địa phương, quá trình hợp nhất có thể gây xáo trộn và giảm hiệu quả quản lý.

Bộ Chính trị giải trình ý kiến Trung ương về sáp nhập tỉnh, chế độ cán bộ

Bộ Chính trị họp cho ý kiến về tiếp thu, giải trình ý kiến Trung ương các nội dung về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tổng Bí thư: Địa phương có thể đề xuất giảm 60-70% xã nếu thấy quản lý được

Tổng Bí thư cho biết, Bộ Chính trị gợi ý giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã nhưng địa phương có thể đề xuất "giảm 60-70% nếu thấy quản lý được, đáp ứng được yêu cầu gần dân, sát dân" và Trung ương sẽ thảo luận để quyết định.

Nước nào từng thuê tổ chức độc lập để tuyển dụng công chức?

Nhiều quốc gia tuyển dụng công chức qua các bài thi tuyển công khai, gồm thi viết và phỏng vấn trực tiếp. Có nước sử dụng chuyên gia tư vấn tuyển dụng nếu tuyển số lượng lớn.

Trình độ, nhiệt huyết có đủ nhưng thiếu 'huyện ủy viên' cũng khó được chọn ở lại xã

Họ là trưởng, phó phòng, ban ở huyện được điều động về làm bí thư, chủ tịch các xã để tạo nguồn nhưng khi sáp nhập xã, những công chức này lại canh cánh nỗi lo ít có cơ hội ở lại, bởi chưa phải là huyện ủy viên.

Trung ương thảo luận về chủ trương sáp nhập tỉnh, sửa Hiến pháp

Trung ương thảo luận về 8 đề án, báo cáo liên quan việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp cũng như việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Bí thư Lê Tiến Châu: Nghiên cứu phương án tối ưu sáp nhập Hải Dương và Hải Phòng

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng yêu cầu Đảng ủy UBND thành phố chủ động, nghiên cứu phương án tối ưu trong việc sáp nhập với Hải Dương.

Lo ít có cơ hội 'làm người ở lại', nhiều bí thư, chủ tịch xã xin nghỉ hưu sớm

Dù đang còn 5-10 năm công tác nhưng nhiều bí thư, chủ tịch xã ở Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi vì lo ngại ít có cơ hội được tỉnh chọn "làm người ở lại".

Thâm niên 15 năm, công chức xã sẵn sàng nghỉ việc nếu không đáp ứng sau sáp nhập

Công tác tại xã gần 15 năm, anh Lê Doãn Trình cho rằng chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính là đúng đắn và luôn trong tâm thế sẵn sàng nghỉ việc nếu không đáp ứng yêu cầu.

Bộ Nội vụ đề xuất thuê tổ chức độc lập tuyển dụng công chức nếu số lượng lớn

Bộ Nội vụ đề xuất ưu tiên hình thức xét tuyển. Đối với cơ quan có chỉ tiêu tuyển dụng ít thì phân cấp cho cơ quan tự tuyển dụng. Đối với cơ quan có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, nên thuê tổ chức tuyển dụng độc lập.

Tổng Bí thư: Tiến tới miễn viện phí cho mọi người dân

Tổng Bí thư lưu ý: Chú trọng phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiến tới miễn viện phí cho mọi người dân, để mỗi người dân Việt Nam thật sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.