Bệnh nhi là bé N.K.H, 3 tuổi, ở Nghệ An, vì tò mò nên sờ tay vào ổ cắm điện và bị giật. Gia đình sớm phát hiện, bé được gỡ ra kịp thời nhưng ngón tay bị bỏng.

Nghĩ vết thương đơn giản nên gia đình tự chữa cho con ở nhà. Sau hơn 1 tuần, thấy vết thương mãi không khỏi, bố mẹ bé mới đưa con vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Lúc này, phần ngón tay tổn thương đã mất hết gân và lộ xương, chẩn đoán bỏng điện độ III - IV nhiễm trùng.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thưởng, Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, ngày 18/9 cho hay khi nhập viện gia đình bệnh nhi H. nghĩ rằng không thể cứu chữa, mong muốn cắt cụt tạo mỏm ngón tay cho bé.

Tuy nhiên, bác sĩ đánh giá điều này không hợp lý. Được giải thích cặn kẽ, bố bé đã đồng ý với phương pháp hậu phẫu tạo hình ngón 2 (ngón trỏ) bàn tay phải, cấy ngón tay bị thương vào bụng, giúp phục hồi phần tổn thương. Kết quả, sau 2 ca mổ, ngón tay của bé trai 3 tuổi đã được giữ lại nguyên vẹn. Bệnh nhi bình phục và xuất viện sau hơn 3 tuần điều trị.

Ngón tay bị thương được cấy vào bụng giúp phục hồi phần tổn thương. Ảnh: BVCC

Trường hợp thứ 2 là bé gái 8 tuổi, bị bỏng điện 1% độ IV, tổn thương bỏng mô cái và ngón 4 bàn tay phải. Giống trường hợp bé H., gia đình điều trị cho trẻ ở nhà nhưng không đỡ nên nhập viện. Các bác sĩ tiếp tục lựa chọn phương pháp hậu phẫu chuyển vạt, đưa ngón tay bị thương vào bụng tương tự ca bé H. 

Bác sĩ Thưởng cho hay vết thương bị bỏng do điện rất nặng nề, cần kịp thời đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.

Chiến sĩ 21 tuổi bị bỏng nặng khi chữa cháyTrong quá trình chữa cháy tại nhà xưởng rộng khoảng 500m2, một chiến sĩ trẻ đã bị thương nặng. Anh được chuyển từ Ninh Thuận lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) với 46% cơ thể bị bỏng.