Dân tộc

Sán Dìu

Nhóm ngôn ngữ

Hán

Lượt yêu thích

error 1565 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 183.004 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

Người Sán Dìu định cư thành từng chòm xóm nhỏ ở miền trung du các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên và Tuyên Quang.

Từ lâu đời, người Sán Dìu sáng tạo ra chiếc xe dùng trâu kéo để làm phương tiện vận chuyển. Xe làm bằng tre, gỗ do trâu kéo, dùng để vận chuyển tất cả mọi thứ, từ thóc lúa, củi đuốc cho đến phân bón. Do không có bánh bên xe quệt có thể sử dụng ở nhiều loại địa hình khác nhau. Hình thức gồng gánh trên vai hầu như chỉ dùng cho việc đi chợ.

 

 

 

Hàng ngày người Sàn Dìu dùng cả cơm cả cháo, đồ giải khát thông thường cũng là nước cháo loãng.

 

Trang phục của người Sán Dìu đã và đang đổi thay, gần giống trang phục người Kinh. Phụ nữ Sán Dìu có tập quán ăn trầu và thường mang theo mình chiếc túi vải đựng trầu hình múi bưởi có thêu nhiều hoa sặc sỡ và kèm theo là con dao bổ cau có bao bằng gỗ được chạm khắc trang trí đẹp.

 

  

 

Người Sán Dìu thờ cúng tổ tiên, Táo quân, thổ thần, nhiều nhà lập bàn thờ bà Mụ bảo hộ trẻ con... Trong một năm, đồng bào có các lễ: Thượng điền, hạ điền, cơm mới, cầu đảo... gắn theo chu kỳ sản xuất. Họ còn thờ cả Phật bà Quan âm, Tam Thánh.

 

Người Sán Dìu có chữ viết riêng, là loại chữ tượng hình, có nhiều đường nét của chữ Hán cổ. Hiện nay, tiếng nói, chữ viết của người Sán Dìu đang ở vào thời kỳ bị mai một.

 

Thơ ca dân gian của người Sán Dìu phong phú, dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối nam nữ (soọng cô) rất phổ biến. Truyện kể, chủ yếu truyện thơ khá đặc sắc. Các điệu nhảy múa thường xuất hiện trong đám ma. Nhạc cụ có tù và kèn, trống, sáo, thanh la, não bạt cũng để phục vụ nghi lễ tôn giáo. Nhiều trò chơi của dân tộc được đồng bào ưa thích là: đi cà kheo, đánh khăng, đánh cầu lông kiểu Sán Dìu, kéo co...