Dân tộc
Phù Lá
Nhóm ngôn ngữ
Tạng Miến
Lượt yêu thích
1752 Yêu thích
Dân số: 12.471 người
(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)
Dân tộc Phù Lá sinh sống ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang (đông nhất là ở Lào Cai). Đồng bào sống thành bản riêng, xen kẽ trong nhiều vùng dân tộc như Mông, Dao, Tày. Mỗi bản thường có từ 10 đến 15 nóc nhà. Nhà của đồng bào làm đơn giản, thường có một gian, hai trái, mái lợp tranh.
Với người Phù Lá, bếp lửa là trung tâm của sinh hoạt gia đình trong nhà sàn. Khi lên nhà mới, việc đầu tiên rất thiêng liêng là nhóm lửa và duy trì ngọn lửa trên bếp. Các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ thường có vai trò quan trọng trong việc điều hành các công việc ở làng bản.
Đời sống kinh tế dân tộc Phù Lá dựa vào việc làm nương và ruộng bậc thang. Chăn nuôi gồm có trâu để kéo cày, ngựa để thồ, gà, lợn, để lấy thịt. Nghề thủ công nổi tiếng của đồng bào là đan mây tre làm gùi và các dụng cụ để chứa đựng... với nhiều hoa văn đẹp. Những sản phẩm này, đồng bào còn đem bán hoặc đổi hàng, được nhiều dân tộc khác ưa dùng.
Đàn ông mặc quấn áo có một số điểm nổi bật như: áo sẻ ngực, trên thân áo và ở nẹp ngực có đính hạt cườm tạo thành những hình chữ thập. Trang phục nữ đều thêu nhiều hoa văn sặc sỡ. Ngoài áo, họ thường đeo yếm cổ vuông thêu hoa văn, đằng trước đính thêm hạt cườm tạo thành đường song song hoặc sao tám cánh.
Khi yêu nhau trai gái nói cho bố mẹ biết, hai bên gia đình sẽ tổ chức bữa cơm thân mật. Từ đó, đôi trai gái coi như đã đính hôn. Đám cưới có thể tổ chức sau một, hai năm.