Dân tộc

La Hủ

Nhóm ngôn ngữ

Tạng Miến

Lượt yêu thích

error 1646 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 12.113 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Người La Hủ sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Theo phong tục, đồng bào lập bản trên sườn núi. Thực hiện định canh định cư, một số bản đã chuyển xuống địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, nay đồng bào đã làm nhà ở bền chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách làm bằng phên. Trong nhà, có bàn thờ tổ tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình.

 

Trước kia người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm. Công cụ lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Từ vài chục năm nay, người La Hủ đã phát triển cây lúa nước và lúa nương làm nguồn thực phẩm chính và dùng trâu cày kéo. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong, nia... bằng mây rất giỏi và đa số biết nghề rèn.

 

 

 

Trong gia đình La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Theo phong tục La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của mình. Sau lễ cưới chàng rể phải ở lại gia đình nhà vợ 2-3 năm, sau đó mới được đưa vợ về ở hẳn với mình.

 

Phụ nữ La Hủ sinh nở. Sau 3 ngày đứa trẻ đó được đặt tên, nếu trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé.

 

Khi nhà có người chết, người ta bắn súng để đuổi ma và báo cho họ hàng, làng xóm biết. Quan tài thường là một khúc gỗ bổ đôi, khoét rỗng cả hai nửa. Ngày giờ đi chôn được lựa chọn cẩn thận.

 

Dân tộc La Hủ có kho tàng truyện cổ phong phú, có lịch riêng, trong đó từng ngày được xác định theo chu kỳ 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, khỉ, gà, chó, lợn, sóc, trâu).

 

Người La Hủ thích nghe và sử dụng thành thạo khèn. Chiều chiều, trẻ em thường quây quần quanh nhà, bên bờ suối vừa chơi, vừa hát, gõ cây làm nhịp