Dân tộc

Hà Nhì

Nhóm ngôn ngữ

Tạng Miến

Lượt yêu thích

error 1654 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 25.539 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Đồng bào Hà Nhì thường chọn nơi cư trú ở những thung lũng lưng chừng núi, nơi có nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Có lẽ bởi vậy những bản làng của người Hà Nhì thường có phong cảnh đẹp. Người Hà Nhì có nhiều họ, mỗi họ gồm nhiều chi. Dịp tết hàng năm có tục cả dòng họ tụ tập lại nghe người già kể tộc phả của mình, có dòng họ nhớ được về xưa tới 40 đời.

 

   

 

Tên của người Hà Nhì thường đặt theo tập tục là lấy tên người cha, hoặc tên con vật ứng với ngày sinh của người ấy làm tên đệm. Trai gái Hà Nhì được tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Mỗi cặp vợ chồng phải trải qua hai lần cưới. Ngay sau lần cưới trước, họ đã thành vợ chồng, cô dâu về nhà chồng và theo phong tục ở Lai Châu cô dâu phải đổi họ theo chồng. Cũng ở Lai Châu có nơi lại ở rể. Lần cưới thứ hai được tổ chức khi họ làm ăn khấm khá và thường là khi đã có con.

 

    

 

Phong tục ma chay của các vùng không hoàn toàn giống nhau, nhưng có một số điểm chung: khi trong nhà có người chết, phải dỡ bỏ tấm liếp của buồng người đó, phá bàn thờ tổ tiên, làm giường đặt tử thi ở bếp, chọn ngày giờ tốt mới chôn. Người Hà Nhì không có nghĩa địa chung của bản, kiêng lấp đất lẫn cỏ tươi xuống huyệt, không rào rậu hay dựng nhà mồ, chỉ xếp đá xung quanh.

 

Người Hà Nhì có nhiều truyện cổ, có cả truyện thơ dài. Nam nữ thanh niên có điệu múa riêng, đều thao nhịp tấu, nhạc cụ gõ. Trai gái Hà Nhì tỏ tình thường dùng các loại khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Người Hà Nhì có nhiều loại bài hát: các bà mẹ hát ru, thanh niên nam nữ hát đối... Có hát đám cưới, hát đám ma, hát mừng nhà mới, hát tiếp khách quí, hát trong ngày tết... Bài hát đám cưới của người Hà Nhì Mường Tè (Lai Châu) dài tới 400 câu.