Mỳ hộp ăn liền chắc chắn là cứu tinh của bao người, và đôi khi còn là người bạn thân đi cùng bao năm tuổi trẻ. Thế nhưng, nếu có dịp nào đó rảnh, bạn cắt đôi cốc mỳ ăn liền ra và kiểm chứng điều này xem sao nha! 

Đó là có phải vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm đáy cốc? Chính xác là vắt mì này sẽ mắc kẹt ở thân cốc, tạo với đáy một khoảng trống kỳ lạ như hình dưới đây.

{keywords}
 

Liệu đây có phải là chiêu trò mà nhà sản xuất bày ra để đánh lừa người tiêu dùng khi tạo cảm giác hộp mỳ đầy ắp nhưng lại chứa một phần kha khá là không khí? 

Nhưng sự thật lại không như bạn tưởng. Hóa ra việc đặt vắt mỳ ở giữa hộp hoàn toàn có ý đồ cả đấy! 

Theo như giải thích từ website Viện bảo tàng mỳ cốc ăn liền ở Osaka, Nhật Bản, việc để vắt mỳ mắc kẹt ở khoảng giữa cốc sẽ giúp mỳ ít bị vỡ trong quá trình vận chuyển, do được cố định ở giữa hộp rồi. Hơn nữa, nhờ vào khoảng trống này, nước nóng trong cốc được lưu thông ổn định hơn. 

{keywords}
 

Hẳn bạn biết rằng, trọng lượng riêng của nước tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Điều đó có nghĩa là nước nóng sẽ đi "ngược" lên trên, nước lạnh hơn chìm xuống dưới, tạo thành dòng đối lưu. Với trường hợp cốc mỳ, đối lưu của nước ổn định sẽ giúp sợi mỳ mềm đều, không bị cảm giác "sợi chín sợi tái" như úp mỳ trong bát. Nếu không tin thì hôm tới bạn thử xem! 

(Theo Nhịp Sống Việt/ Tổ quốc)