Sôi động năm 2022

Năm 2022, dù tình hình quốc tế biển động rất phức tạp, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ngành ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành bám sát đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII của Đảng, phát huy mạnh mẽ bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam", kiên định độc lập, tự chủ, linh hoạt và nhạy bên chuyển sang trạng thái bình thưởng, nhờ đó đạt kết quả toàn diện và quan trọng với nhiều dấu ấn nổi bật. Việc kiểm soát được đại dịch COVID-19 và mở cửa lại các hoạt động kinh tế, xã hội, giao lưu quốc tế đã giúp Việt Nam triển khai hàng loạt hoạt động đối ngoại quan trọng của lãnh đạo cấp cao và các cấp.

Với số phiếu ủng hộ cao, Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban bảo vệ di sản phi vật thể của UNESCO, thể hiện sự chủ động và tích cực của Việt Nam đóng góp vào chủ nghĩa đa phương để thúc đẩy các lợi ích chung toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là nhân tố tích cực đóng góp cho đoàn kết nội khối ASEAN, nỗ lực duy trì hoạt động bình thường của ASEAN trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến rất bất thường, nội bộ ASEAN tiếp tục xử lý vấn đề Myanmar.

Toạ đàm về vai trò của Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc (ILC) trong pháp điển và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế. 

Luật pháp quốc tế và thượng tôn pháp luật là ngọn cờ mà Việt Nam chủ động và tích cực thúc đẩy trong năm 2022 ở tất cả các kênh, cả chính thức và kênh học giả. Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm ký kết UNCLOS 1982, 20 năm ký kết Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được tổ chức triển khai ở cả Liên hợp quốc, ở cấp khu vực và trong nước.

Tại Liên hợp quốc, Việt Nam đã phát biểu đại diện cho 12 nước thành viên sáng lập Nhóm bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cam kết thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ công ước. Tại Việt Nam, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Học viện Ngoại giao đã tổ chức nhiều hoạt động quốc tế nhằm thúc đẩy tuân thủ và thực thi UNCLOS, DOC và luật pháp quốc tế nói chung.

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm chính thức Campuchia; tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, Hội nghị cấp cao ASEAN, thăm chính thức Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm ASEAN-EU... Trong đó, chuyến công tác "ba trong một" của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu, vừa dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ, thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc từ 11-17/5, mang nhiều ý nghĩa và đạt kết quả quan trọng. 

Tại Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ giữa ASEAN và Hoa Kỳ, Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực, có trách nhiệm. Các phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính phản ánh quan tâm chung của các nước; do đó được các nước đánh giá rất cao, tạo đồng thuận trong ASEAN, phối hợp hài hòa với đối tác Hoa Kỳ để Hội nghị đạt những kết quả quan trọng, tạo dấu ấn đặc biệt 45 năm. 

V.v....V.v....

Tới nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả

Nhìn lại hơn 35 năm qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng về đối ngoại. Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu rộng trên nhiều cấp độ từ khu vực đến toàn cầu, đa dạng về hình thức, với việc tham gia chủ động tích cực ở các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương quốc tế, đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên hợp quốc và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương thế hệ mới, nổi bật là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Việt Nam xác định ngoại giao đa phương là một nội dung quan trọng trong quan điểm về đối ngoại. Trong thời gian tới, ngoại giao đa phương của Việt Nam được Đảng ta xác định: “Tích cực triển khai các cam kết khu vực và quốc tế, lồng ghép với các chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết”. Theo đó, Việt Nam sẽ tích cực, chủ động tham gia đóng góp, định hình “luật chơi” trong các hoạt động ngoại giao đa phương.

Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện sự nâng tầm về tư duy, quan điểm về ngoại giao đa phương khi khẳng định: “Tiếp tục đổi mới hợp tác quốc tế về pháp luật theo hướng chủ động, tích cực, tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng, khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, nhằm tạo ra sự thay đổi về chất trong công tác hợp tác quốc tế về pháp luật”. Như vậy, có thể thấy, Việt Nam chủ trương tham gia ngoại giao đa phương trên cơ sở phối hợp ba hành vi: người thực hiện “luật chơi”, người tận dụng và người tham gia tạo dựng “luật chơi” (rule taker, rule manipulator và rule shaper). 

Lương Bằng, Vân Anh, Phạm Bằng