- Theo dõi diễn biến cứu hộ vụ sập nhà do nổ khí ga ở Hà Nội ngày 3/11 từ đầu đến cuối trên VietNamNet, rất nhiều bạn đọc cũng đã bày tỏ băn khoăn 'phải chăng công tác cứu hộ quá chậm nên 6 tiếng đồng hồ sau mới đưa được cả 2 bé ra và điều không may mắn đã tới...".


Lực lượng cứu hộ chưa có đủ kĩ năng cần thiết?

Theo lời kể của anh Nguyễn Hùng, một người hàng xóm và cũng là người trực tiếp tham gia đưa hai vợ chồng anh Minh, chị Ngân ra ngoài cho biết “lúc đó, mọi người còn nghe thấy tiếng của hai cháu bé khóc gào, đã tìm cách để đưa hai cháu ra ngoài, nhưng không được vì hai tấm bê-tông quá nặng. Mọi người đã gọi điện báo CS PCCC và CA phường...".

Ông Hoàng Khắc Nghĩa - Tổ trưởng tổ dân phố 52, phường Bách Khoa tâm sự. Buổi sáng, ngay sau khi vừa xảy ra vụ nổ, rất nhiều thanh niên đã tới để đưa hai cháu bé ra ngoài nhưng không được.

“Chứng kiến lực lượng cứu hộ dù đã rất nhiệt tình, nhưng tôi phải nói thực là họ làm rất thiếu chuyên nghiệp. Mọi thứ đều rất bị động. Có một góc nhỏ tí chưa đầy 15m2 mà làm trong 6 tiếng đồng hồ mới xong thì...”.

Còn theo ông Nguyễn Đức Thảo, tổ trưởng tổ dân phố 51, phường Bách Khoa, lực lượng làm hơi chậm, phương tiện kỹ thuật quá kém, không chuyên nghiệp.

"Khi lực lượng cứu hộ làm, tôi cũng có mặt ở đó và chứng kiến. Thực sự, tôi thấy họ làm chậm quá, mấy chiếc máy khoan thì giật cả tiếng đồng hồ không nổ để mà phá bê-tông”.

Theo dõi diễn biến cứu hộ từ đầu đến cuối trên VietNamNet, rất nhiều bạn đọc cũng đã bày tỏ băn khoăn 'phải chăng công tác cứu hộ quá chậm nên 6 tiếng đồng hồ sau mới đưa được cả 2 bé ra và điều không may mắn đã tới...".


"Khi lực lượng cứu hộ làm, tôi cũng có mặt ở đó và chứng kiến. Thực sự, tôi thấy họ làm chậm quá, mấy chiếc máy khoan thì giật cả tiếng đồng hồ không nổ để mà phá bê-tông”.


 

Độc giả Huệ Linh cho rằng: Lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường là cảnh sát PCCC chỉ có kiến thức và kỹ năng chống cháy chứ có vẻ như chưa có kiến thức, kỹ năng và trang bị cứu nạn.

Tỏ ra am hiểu, độc giả này chia sẻ: Về trang bị, cứu nạn phải đi giày cao cổ, mũi giày phải có bọc thép (steel-toe boots) chứ không phải là đi ủng cao su. Về kiến thức và kỹ năng, muốn cứu người thì phải tìm cách nâng bê tông lên chứ không phải mấy người đứng trên bê tông để đập phá...

Độc giả này phân tích thêm: "Có thể thấy tấm dát giường bị đè bẹp phía bên trái, lẽ ra phải phán đoán các cháu nằm trên giường bị bê tông đè, có người bảo ban đầu còn nghe tiếng các cháu kêu cứu...".


Hình ảnh đưa nạn nhân ra khỏi đống đổ nát
Lúc 12h trưa 3/11, lực lượng cứu hộ đã đưa được bé thứ 2 ra khỏi đống đổ nát. Những hình ảnh PV ghi lại tại hiện trường.

 

Lực lượng cứu hộ đưa túi hơi vào để nâng bê tông lên (Ảnh: An ninh thủ đô)


Độc giả Ngọc Anh lại cho rằng: Không thể phủ nhận nỗ lực của các lực lượng chức năng, mà ngược lại, chúng ta phải cảm ơn họ. Nhưng dường như họ được trang bị quá thô sơ. Lâu nay, tôi vẫn thấy những người lính cứu hỏa tập dượt, xe họ hú còi inh ỏi, kéo những chiếc vòi rất nặng, phun nước mù mịt… nhưng đó là dập lửa, chứ tôi chưa khi nào thấy người ta thực hiện việc giải cứu sập nhà, sập hầm… 

“6h mới đưa được 2 cháu nhỏ ra là chuyện hiểu được” 

Anh Vương Hùng, một kĩ sư xây dựng cho biết: “Trong xây dựng, khi xây mới (kể cả xây nhà cao tầng), vẫn dễ hơn phá dỡ nhiều. Việc phá dỡ còn khó khăn hơn khi phá dỡ để cứu người bị kẹt trong đó.

Nếu ai là dân xây dựng thì hiểu rõ là việc lập biện pháp thi công nhà cao tầng em sinh viên học xây dựng nào cũng lập được, và lập rất chuẩn. Nhưng để lập biện pháp phá dỡ thì tôi tin là không có nhiều người có thể lập được một cách bài bản.

Đó phải là các chuyên gia hiểu rõ và giỏi về kết cấu lập biện pháp, tôi không nói đến chuyện phá dỡ kiểu liều mạng (vì trong trường xây dựng không đào tạo môn phá dỡ!.

Thêm nữa là trong cứu hộ do công trình sập, đổ thì tôi cho rằng phải làm bằng thủ công, không dùng máy móc được (giả sử có thể đưa máy móc tiếp cận công trình bị sự cố được, cho nên lực lượng cứu hộ mất 6h mới đưa được 2 cháu nhỏ ra là chuyện hiểu được”.

Lực lượng cứu hộ đưa cháu bé ra ngoài (Ảnh: Tuyết Nhung)

Trước những ý kiến cho rằng, việc cứu hộ phải mất 6 giờ đồng hồ mới đưa được hai nạn nhân ra ngoài là quá chậm, trao đổi với VietNamNet, Đại tá Nguyễn Văn Lâm, trưởng phòng Cảnh sát PCCC, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: 

"Chậm là do điều kiện khách quan, địa hình chật hẹp, có nhiều vật chướng ngại, ở ngay sát một bốt điện, bị mái nhà bên cạnh... cản trở, lực lượng PCCC đã không thể đưa xe cứu hộ cứu nạn vào bên trong được nên các cán bộ chiến sỹ đã phải dùng phương pháp thủ công, dùng cưa, khoan để cắt những đoạn bê tông, đưa các cháu bé ra.

Khi phá được tường rào và dỡ được mái nhà bên cạnh ra thì lúc đó đã gần kết thúc công việc cứu hộ rồi".

6 giờ tìm kiếm 2 chị em vụ sập nhà
Hình ảnh lực lượng cứu hộ nỗ lực giữa đống đổ nát để đưa hai bé bị vùi phía dưới khiến người ta liên tưởng đến những cảnh phim đẫm nước mắt- Đường Sơn đại địa chấn.


"Nếu địa hình rộng thì chúng tôi đã có thể đưa máy cẩu vào, chỉ sau vài phút là có thể nhấc cả tấm bê tông đổ sập ra bên cạnh và đưa nạn nhân ra một cách nhanh chóng” - ông Lâm cho biết thêm.

Theo lời ông Lâm, sau khi tiếp cận hiện trường, phải mất một giờ đồng hồ lực lượng cứu hộ mới có thể xác định vị trí của hai nạn nhân nằm kẹt giữa sàn tầng trên, có lồng sắt đè. Phía dưới hai bé nằm đắp chăn, bị cả cái tủ đè lên.

"Sau khi xác định được vị trí của hai nạn nhân dưới đống đổ nát, chúng tôi đã tiến hành cắt đôi tấm bê tông là sàn tầng hai cùng lồng sắt ra làm đôi để tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt. Sau đó, việc phá dỡ cũng phải tiến hành một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến hai nạn nhân. Nếu làm mạnh tay, có thể công việc sẽ kết thúc nhanh hơn, nhưng nguy cơ làm sập cả tầng trên xuống là rất lớn.

Chúng tôi đã phải đẽo từng mảng bê tông nhỏ một để đưa hai bé ra với chủ trương là thân thể hai bé phải được toàn vẹn. Khi cứu hộ, cả tảng bê tông còn chèn lên vai bé gái, phải mất rất nhiều thời gian mới đưa đươc bé ra”, ông Lâm cho hay.

Ông Lâm khẳng định: Khi làm công tác cứu hộ, dù luôn mong mỏi các nạn nhân còn sống sót, nhưng trước thực tế là hai bé bị cả sàn bê tông và lồng sắt của tầng trên đè lên người như vậy thì theo chủ quan của tôi, nguy cơ sống sót được lúc đó là rất ít

Theo ông Lâm, khi làm công tác cứu hộ, dù luôn mong mỏi các nạn nhân còn sống sót, nhưng trước thực tế là hai bé bị cả sàn bê tông và lồng sắt của tầng trên đè lên người như vậy thì theo chủ quan của ông, nguy cơ sống sót được lúc đó là rất ít.

Nếu hai bé nằm ở vị trí khác, nơi có khoảng trống thì nguy cơ sống còn có thể, đằng này, bị cả khối bê tông, lồng sắt đè lên người như vậy...

Về ý kiến cho rằng, nếu có nạn nhân nằm dưới thì đội cứu hộ không nên đứng lên trên đống bê tông để làm công việc của mình, ông Lâm giải thích: Khi đến hiện trường, cả sàn tầng hai đổ ập xuống tầng một trong trạng thái như hai tờ giấy dính chặt vào nhau.

"Sau khi chống đỡ sàn tầng hai lên, đội cứu hộ đã phải đứng lên phía trên để làm công việc của mình, tôi nghĩ cũng không có tác động tạo lực nào cả" - ông Lâm cho hay.

Cũng theo ông Lâm, sau 6 giờ đồng hồ đội cứu hộ mới hoàn thành nhiệm vụ là do khách quan, anh em đã nỗ lực hết mình, không dừng tay một phút nào, mồ hôi đổ thấm ướt áo, đã huy động mọi phương tiện có thể. 

Thu Lý – Tuyết Nhung