Số lượng game thủ đang ngày một tăng nhanh theo số lượng người dùng Internet. Ở nước ta trong những năm gần đây số lượng người chơi game tăng từ 1 triệu (2004) lên con số 12 triệu (2010). Sau hơn 2 thập kỷ du nhập của trò chơi điện tử, Việt Nam trở thành thị trường game lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với gần 20 nhà phát hành game trên cả nước và là một trong 10 thị trường game online có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Tốc độ phát triển cao, lượng game được đưa về trong nước nhiều nhưng các nhà phát hành dường như chỉ quan tâm tới số lượng, chất lượng game còn chất lượng dịch vụ và chăm sóc cộng đồng thì bị bỏ qua một bên.

Những cái chết yểu

Game được mua về Việt Nam, nhà phát hành bắt tay vào Việt hóa, đưa tin thông báo về những dự định thời gian sắp tới, thành lập cộng đồng và đưa tin thường xuyên rồi sau đó là mất tích một cách đầy bí ẩn. Cả cộng đồng ngơ ngác tiếc nuối một dự án game "không biết vẫn sống hay là đã chết".

Ví dụ điển hình, Đào Viên Online được giới thiệu dầy đặc từ tháng 3 năm nay với các thông tin như MMORPG 3D đồ họa bóng bẩy từ công nghệ Unreal Engine 3 do ChangYou sản xuất. 

Mất tích đầy bí ẩn

Cùng với đó là việc thành lập Fanpage, thông báo các công đoạn của game. Tuy nhiên, đến tháng 8, Admin của Fanpage biến mất một cách đầy bí ẩn để lại hoài nghi cho cộng đồng game thủ.

Cộng đồng nôn nóng với sự mất hút của Admin cùng tựa game.

Ngày ra mắt

Nhà phát hành thường sẽ thông báo trước ngày ấn định ra mắt game. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm vì các lý do như bị DDOS, phát sinh lỗi game chưa khắc phục xong... đã phải dời thời gian ra game. Và với game thủ, việc háo hức chờ đợi đến giờ G rồi nhận được tin game bị đình lại không khác gì nhận được gáo nước lạnh. 

Lùi thời gian ra mắt

Lỗi game

Trong quá trình vận hành và phát triển, lỗi game là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Những lúc như vậy, thường NPH sẽ bảo trì sever và đền bù cho người chơi. Hầu hết game thủ đều không kêu ca gì về những trường hợp như thế này. Nhưng đôi khi hi hữu lại có một số trường hợp càng bảo trì càng lỗi như Tiểu Võ Lâm, trước khi bảo trì thì không có lỗi nhưng sau bảo trì là một loạt lỗi. Sau đó game thủ sẽ sống chung trong cảnh lỗi game cả tuần liền và chỉ có thông báo là "Chúng tôi đang tiến hành test lỗi, mong các bạn thông cảm!". Một hai lượt như thế cũng không ảnh hưởng lắm như đôi khi nó dường như thành thông lệ và game thủ chỉ mong cho nhà phát hành đừng bảo trì hay fix lỗi vì sợ có nhiều lỗi phát sinh hơn. Tạo cảm giác như là đưa đến game thủ một sản phẩm chưa hoàn thiện.

Càng bảo trì càng lỗi

Ngày đóng cửa

Hôm trước bảo trì, hôm sau thông báo đóng cửa game. Game thủ chưa kịp chuẩn bị lưu lại kỷ niệm hay tạm biệt bằng hữu lần cuối. Giờ đây khi nhắc tới một số nhà phát hành là game thủ tỏ ra ngán ngẩm. Vô tình hay cố ý các nhà phát hành này đã tự đưa mình vào thế khó. Đã đến lúc nhà phát hành cần phải chuyên nghiệp từ những khâu bắt đầu cho đến kết thúc.

Theo GameThu