TUYẾN BÀI

Nên hay không có một bộ SGK của Nhà nước?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đi qua ba năm học, câu chuyện nên hay có một bộ SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn làm nóng dư luận. Đoàn giám sát và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn 1 bộ SGK bằng ngân sách Nhà nước gây lúng túng cho địa phương, phụ huynh, học sinh trong quá trình lựa chọn SGK. Theo báo cáo của Ban Dân nguyện, có 36 tỉnh, thành đề nghị nên có một bộ SGK để sử dụng chung. Tuy nhiên các nhà giáo lại cho rằng khi ra đời một bộ SGK gắn mác “do Bộ GD-ĐT biên soạn”, mong muốn “1 chương trình, nhiều bộ sách” hay “phá thế độc quyền” sẽ dễ đi đến phá sản.

Thủ tướng: Không được tăng giá sách giáo khoa bất hợp lý

Hôm nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 747/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ liên quan và UBND các tỉnh, thành bảo đảm sách giáo khoa, giáo viên kịp thời cho năm học 2023-2024.

Sách giáo khoa Mỹ, Nhật Bản do Bộ Giáo dục hay tư nhân biên soạn?

Việc phát hành và định giá sách giáo khoa (SGK) khác nhau đáng kể dựa trên hệ thống giáo dục, chính sách và khuôn khổ tài chính của mỗi quốc gia.

Sách giáo khoa 'đóng mác' Bộ Giáo dục: Rủi ro hay lợi ích?

Nhiều độc giả của VietNamNet đặt vấn đề về việc có lợi hay không nếu vài ba năm tới lại xuất hiện thêm một bộ SGK nữa khi đọc bài viết "Thêm SGK do Bộ Giáo dục biên soạn: Các tỉnh có còn lựa chọn khách quan?".

Bộ GD-ĐT giải trình mức chiết khấu sách giáo khoa lên đến 23%

Theo văn bản kê khai giá của NXB giáo dục Việt Nam với Bộ Tài chính, mức chiết khấu phát hành SGK lớp 1, lớp 2 và lớp 6 là 23%; lớp 3, lớp 7 và lớp 10 là 22,5%; lớp 4, 8 và 11 có mức chiết khấu 21%.

Phá bỏ sự lệ thuộc vào sách giáo khoa là điều tất yếu

Các nhà giáo cho rằng phá bỏ sự lệ thuộc vào SGK là xu hướng tất yếu và một cơ sở giáo dục có thể dùng nhiều bộ sách, miễn là phù hợp với học sinh. Việc này tạo ra cạnh tranh lành mạnh về giá cả, chất lượng...

Thêm SGK do Bộ Giáo dục biên soạn: Các tỉnh có còn lựa chọn khách quan?

Cần hay không một bộ sách giáo khoa (SGK) do Bộ GD-ĐT biên soạn đang tạo những luồng tranh luận trái chiều những ngày qua, khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đi qua ba năm học.

Bộ trưởng GD-ĐT: Không thể quay lại chương trình dùng một bộ SGK duy nhất

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn có nhiều chia sẻ về việc đổi mới giáo dục và triển khai chương trình giáo dục phổ thông. Ông cũng nói về những thuận lợi, khó khăn khi triển khai nhiều bộ sách giáo khoa.