Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành vật dụng không thể thiếu đối với nhiều người. Không chỉ mang đến nhiều lựa chọn cho công việc và giải trí, các thiết bị smartphone cũng mang đến nhiều tiện ích khác cho mọi người.
Nhưng cái gì cũng có ưu và nhược điểm của nó, nhất là khi phải đối mặt với tình trạng con trẻ đang lạm dụng điện thoại di động một cách quá đà. Lo nghại về việc con trẻ kém tự chủ, dễ sa đà vào thế giới mạng, nhiều bậc phụ huynh muốn kiểm soát việc sử dụng điện thoại di động của con, nhưng khi làm sai phương pháp có thể gây tổn thương cho trẻ.
Nhiều trẻ nhỏ có thói quen sử dụng smartphone hàng ngày (Ảnh minh họa) |
“Trước đây, vợ chồng tôi bận đi làm, không có nhiều thời gian chăm sóc con trai. Khi còn bé, nó khá nghịch ngợm, và nó sẽ gặp rắc rối mỗi khi không thể kìm chế được. Nó chỉ yên lặng khi đang làm một việc, đó là chơi trên điện thoại di động”, chị V, giáo viên một trường tiểu học tại quận Cầu Giấy chia sẻ.
Con trai tôi rất thông minh, chưa ai dạy nó cách sử dụng điện thoại di động. Lúc đó, tôi chỉ muốn yên tâm làm việc gì đó nên giao điện thoại cho con và cho nó chơi một cách thản nhiên.
Sau này, khi con đến tuổi tiểu học, phương pháp trước đây rõ ràng là không phù hợp, từ đó tôi càng coi trọng kết quả học tập của con. Trẻ em mẫu giáo thường nghịch điện thoại sau giờ học, điều này đã trở thành một thói quen và vẫn xảy ra sau khi các bé đã lên tiểu học. Tôi cho rằng điều này không tốt cho việc học của con nên đã tịch thu điện thoại di động và hạn chế con sử dụng .
Lúc đầu, con tỏ ra không thoải mái và vẫn đòi được dùng điện thoại, nhưng sau một thời gian, tôi phát hiện ra rằng con không làm điều này nữa, điều này làm tôi nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Một đêm, tôi phát hiện ra bí mật của con trai mình khi tôi thức dậy vào ban đêm. Hóa ra nó luôn bí mật sử dụng điện thoại của chúng tôi để chơi trong chăn khi chúng tôi đang ngủ.
“Lúc đó tôi rất tức giận và mắng: Chơi điện thoại thì có ích lợi gì? Bây giờ còn học trò lừa dối bố mẹ, lớn lên thì làm được gì!”, chị V tiếp tục kể.
Tôi biết lời nói lúc đó có hơi nặng nề nhưng trong lòng nóng lòng không kiềm chế được, về sau đứa nhỏ rõ ràng là đã tránh mặt tôi một thời gian dài vì sự việc này. Dù không còn dám nghịch điện thoại nữa nhưng điều đó làm tổn hại đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Sử dụng phương pháp hạn chế không đúng cách có thể gây tổn thương cho trẻ |
Thực tế, trường hợp của gia đình chị V không phải là cá biệt. Nhiều phụ huynh vẫn đang phải đau đầu và tìm cách xử lý phù hợp khi con trẻ quá đam mê sử dụng điện thoại di động trong cuộc sống thường ngày mà lơ là việc học tập cũng như tiếp xúc xã hội.
Về vấn đề này, chuyên gia Tùng Văn, Giám đốc một trung tâm đào tạo kỹ năng sống cho trẻ, chia sẻ: Cha mẹ nên chú ý đến phương pháp khi giáo dục con cái, nghiện điện thoại chắc chắn có những vấn đề riêng, giúp con sửa là điều dễ hiểu, nhưng không nên coi thường con.
Hãy kiềm chế cảm xúc của mình, người lớn nên chú ý lời ăn tiếng nói và đừng nói những lời làm tổn thương lòng tự trọng hay tình cảm của trẻ. Khi con cái chúng ta đã nghiện điện thoại di động, chúng ta nên tìm hiểu để hướng dẫn chúng một cách đúng đắn, các bậc phụ huynh có thể rút kinh nghiệm những điểm sau.
Cha mẹ chính là tấm gương
Trong mắt của trẻ em, cha mẹ chính là thần tượng của con và chính là tấm gương để con cái nhìn vào. Chính vì vậy, khi nhận thấy vấn đề ở con cái thì cha mẹ hãy xem lại chính bản thân mình xem mình đang có những hành vi tương tự hay không.
Thực tế hiện nay rất nhiều bố mẹ ở nhà cũng sử dụng điện thoại với thời lượng rất nhiều, và chỉ hay nói với con cái với lý do rằng “bố mẹ dùng điện thoại làm việc”. Nhưng thực tế trẻ đã có thể nhận thức được là bố mẹ làm việc hay là online giải trí.
Thế nên khi bố mẹ chỉ lấy lý do trên trẻ sẽ không thấy phục và trẻ có xu hướng nghĩ rằng bố mẹ dùng điện thoại nhiều như vậy tại sao con không được dùng và trẻ thấy mình dùng điện thoại là hợp lý, cũng giống bố mẹ. Hay cũng nhiều bố mẹ nói với trẻ rằng “bố mẹ là người lớn thì được dùng nhiều”. Lý do này tưởng chừng như rất hợp lý nhưng lại không hề thuyết phục trẻ, vì trẻ em luôn có suy nghĩ rằng mình cũng đã lớn rồi, mình cũng được quyền làm những việc đó.
Chính vì vậy, để thay đổi thói quen sử dụng điện thoại nhiều ở trẻ thì bố mẹ cũng cần thay đổi bằng cách khi về nhà hạn chế sử dụng điện thoại. Thay vào đó hãy dành thời gian để chơi với con hay trò chuyện cùng con.
Hướng hoạt động của trẻ vào những hoạt động tương tác trực tiếp
Thường trẻ em sẽ sử dụng nhiều điện thoại khi trẻ không có ai chơi cùng hay trẻ không có việc gì thú vị để làm. Chính vì vậy hàng ngày tại gia đình, bố mẹ có thể tổ chức các hoạt động thú vị để trẻ quên đi việc sử dụng điện thoại như hướng trẻ chơi thể thao, làm việc nhà, cùng chơi trò chơi với bố mẹ,…
Hãy hướng dẫn con sử dụng đúng cách thay vì cấm đoán |
Thay vì cấm, hãy hướng dẫn con sử dụng có mục đích ý nghĩa
Với tâm lý tò mò của trẻ, càng cấm đôi khi lại càng làm trẻ khao khát được làm và muốn làm hơn. Và đặc biệt với thời đại bây giờ việc hoàn toàn không cho trẻ sử dụng điện thoại là điều không thể.
Chính vì vậy thay vì việc cấm trẻ sử dụng điện thoại thì bố mẹ hãy hướng trẻ đến việc sử dụng điện thoại một cách tốt nhất, có ý nghĩa thông qua vịệc định hướng các chương trình có giá trị cho con.
Đồng thời cùng với con trao đổi về việc sử dụng điện thoại như thế nào là có lợi và như thế nào là ảnh hưởng không tốt đến con, để con thực sự hiểu việc sử dụng điện thoại không đúng con sẽ bị như thế nào chứ không phải việc con không sử dụng chỉ vì bị cấm.
Thiết lập nguyên tắc chung
Khi cho trẻ sử dụng điện thoại bố mẹ cần cùng với con thống nhất một số nguyên tắc chung như: thời gian nào sử dụng, thời lượng mỗi lần, nội dung gì được xem,….Và bố mẹ cần thực hiện điều này nghiêm túc với con tránh việc con năn nỉ hoặc khi bố mẹ bận lại bỏ qua, dẫn đến việc con thấy nguyên tắc không được thực hiện, từ sau trẻ sẽ tiếp tục đòi phá vỡ các nguyên tắc này.
Điệp Lưu
Màn trộm tiền và điện thoại tinh vi của "nữ quái"
Người phụ nữ bước vào cửa hàng vờ mua nước đã nhanh tay lấy trộm toàn bộ tiền trong túi xách và điện thoại rồi lên xe máy tẩu thoát.