Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp thứ 14 của Thường vụ Quốc hội vào ngày 10/8.

Một trong các nội dung được nêu rõ trong báo cáo đó là giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức và văn hóa ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa và bảo tồn, phát triển văn hóa xã hội.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, thời gian qua có các hiện tượng văn hóa tầm thường, dễ dãi, mang tính thị trường lại thu hút được một bộ phận người xem, gây nên sự nhiễu loạn "vàng thau" lẫn lộn trong hưởng thụ văn hóa rất đáng được quan tâm.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng (Ảnh: QH).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên là do những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tới ngành. Môi trường văn hóa còn diễn biến phức tạp, có biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục, xuống cấp về đạo đức, lối sống.

“Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế dường như thúc đẩy lối sống chạy theo vật chất, đồng tiền, đề cao các giá trị hình thức bề ngoài. Do vậy, nhiều người, đặc biệt một bộ phận giới trẻ, bị cuốn theo những phù phiếm bề nổi, mà coi nhẹ các giá trị thực chất, bên trong”, báo cáo nêu rõ.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nếu các tổ chức, cá nhân không có đủ nội lực văn hóa, bản lĩnh văn hóa sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa bên ngoài "chi phối”.

"Tinh thần “lấy cái đẹp để dẹp cái xấu” chưa được thực hiện nghiêm túc, những thông tin tích cực, gương người tốt việc tốt chưa được truyền thông mạnh mẽ, trong khi các tin bài giải trí thô tục, giật tít, câu view có tần suất gia tăng”, báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, những vấn đề trên ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, thị hiếu, thẩm mỹ của công chúng, dẫn tới tình trạng “nhờn cảm xúc", thái độ vô cảm trong xã hội hiện nay.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa.

Trong báo cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề cao việc xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam. Cụ thể như triển khai xây dựng các đề án, đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa học để nghiên cứu những giá trị văn hóa tốt đẹp và những hủ tục cần được loại bỏ để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn phối hợp với các bộ, ngành trong triển khai các biện pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức văn hóa và văn hóa ứng xử. 

Tổng Bí thư: Đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa

Tổng Bí thư: Đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa.

Ông Phạm Quang Nghị: Văn hóa được coi trọng hơn, yếu kém sẽ ít đi

Ông Phạm Quang Nghị: Văn hóa được coi trọng hơn, yếu kém sẽ ít đi

Bày tỏ sự trăn trở vì sao đạo đức xã hội sa sút, tội phạm xã hội nhiều, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, nếu lĩnh vực văn hóa được chú ý, coi trọng hơn thì những yếu kém sẽ ít đi.

‘Văn hóa không chỉ là tài sản để cất giữ’

‘Văn hóa không chỉ là tài sản để cất giữ’

GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh, trong thời kỳ hội nhập, văn hóa không chỉ là tài sản để cất giữ, để tự hào mà phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước.