- Nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến chiều nay.
Báo cáo một số vấn đề xin ý kiến khác nhau về dự luật Giáo dục sửa đổi, Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình nêu 5 vấn đề còn ý kiến khác nhau, trong đó có tiền lương và miễn học phí THCS.
Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình |
Đối với chính sách lương nhà giáo, ông Bình cho biết, Nghị quyết hội nghị TƯ 2 khoá 8 (1996) khẳng định: “Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng, do Chính phủ quy định”.
Quan điểm này đã được thể chế hóa tại điều 71 luật Giáo dục năm 1998. Đến Nghị quyết 29 của hội nghị TƯ 8 khóa 11 tiếp tục khẳng định: “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.
Trong khi đó, Nghị quyết TƯ 7 khóa 12 khẳng định nguyên tắc xây dựng chính sách lương mới đối với người lao động phải theo vị trí việc làm, phù hợp với mức độ phức tạp của công việc, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; làm sao để tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chính, bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương.
Vì vậy, ông Bình đề nghị UBTVQH cho ý kiến để thể chế hóa quan điểm của Đảng về chính sách lương nhà giáo trong dự luật Giáo dục (sửa đổi). Từ đó bảo đảm nhà giáo có thu nhập cao, có thang, bảng lương riêng tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo trong giáo dục và trong xã hội.
Ông Bình cũng cho hay, dự thảo đã bổ sung chính sách miễn học phí đối với người học diện phổ cập ở cơ sở giáo dục công lập, hỗ trợ học phí đối với người học diện phổ cập ở cơ sở giáo dục ngoài công lập, thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định.
Chủ nhiệm UB Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đề nghị cân nhắc việc đưa chính sách tiền lương, thang bảng lương vào trong dự luật này.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng nhận định chính sách lương giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo viên. Ông lấy làm tiếc khi dự thảo luật lại ưu tiên sắp xếp thang bảng lương thì quá chung, không rõ bằng nghị quyết của Đảng và thụt lùi so với luật năm 1998 khi nói “một trong thang bảng lương cao nhất”.
Trước đó, 2 nội dung này đã được đưa vào dự thảo luật lần đầu tiên. Tuy nhiên, trong dự thảo trình QH tại kỳ họp thứ 5, 2 đề xuất này bị rút ra.
Nói về đề xuất tăng lương giáo viên trong luật Giáo dục ở dự thảo lần đầu, Bộ Nội vụ cho rằng việc luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề.
Hơn nữa, khi ấy, đề án cải cách chính sách tiền lương chưa được thông qua. Vì vậy, Bộ Nội vụ đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo tại dự thảo luật Giáo dục sửa đổi để nghiên cứu, xây dựng ban hành đồng bộ với chế độ tiền của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong hệ thống chính trị, bảo đảm tương quan chung, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
Tiền lương phải là thu nhập chính, tăng tuổi hưu theo lộ trình
Hội nghị TƯ 7 nhất trí ban hành nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương; cải cách chính sách BHXH với nhiều nội dung mới đột phá.
Tất cả công chức, viên chức đều được tăng lương
Đề án cải cách tiền lương sẽ tạo ra một mặt bằng mới, tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương.
Lương bộ trưởng có thể tăng bứt phá hơn 33 triệu đồng
Lương khởi điểm khu vực nhà nước sẽ tăng lên 4,14 triệu đồng. Lương chuyên gia cao cấp bậc 3 tương đương lương bộ trưởng có thể hơn 33 triệu.
'Bộ trưởng lương gần 12 triệu, chúng ta có sống bằng lương?'
“Bản thân tôi là bộ trưởng lương chỉ 11,690 triệu, với mức lương này, tôi hỏi thật, chúng ta có đang sống bằng lương không?”.
Thu Hằng