Hàng năm, vào dịp 3/3 âm lịch, người Tày, Nùng Cao Bằng ở khắp nơi lại rộn ràng trở về quê hương để chuẩn bị các mâm lễ vật dịp tết Thanh minh. Người Tày, Nùng cho rằng có thể Tết Nguyên đán không về quê nhà được nhưng không thể vắng mặt trong ngày Tết Thanh minh hay còn gọi là Tết Hàn thực.

Theo phong tục của người Việt Nam nói chung và của người dân tộc Tày, Nùng nói riêng, Tết Thanh minh còn gọi là tết Hàn thực được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người dân ở Cao Bằng có phong tục truyền thống đi tảo mộ tổ tiên vào ngày 3/3 âm lịch. Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất, Tết Thanh minh còn là dịp để con cháu trong dòng họ đoàn tụ sum vầy, gắn kết tình cảm. Họ bày những mâm cỗ dài với nhiều món ăn đặc trưng rồi thắp hương mời vong linh người đã khuất về hưởng.

Tết Thanh minh là một nét văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng Cao Bằng, họ quan niệm mỗi năm chỉ có một ngày, dù ai đi đâu, ở đâu, đến ngày 3/3 âm lịch cũng về với gia đình để được đi tảo mộ, báo hiếu với người đã khuất. Trong ngày này, người dân thường đến mộ từ sáng sớm, thắp hương xin phép thần thổ địa rồi phát cỏ, vệ sinh khu mộ, sau đó kính cẩn thắp hương lên phần mộ gia đình, thắp hương cho các ngôi mộ xung quanh rồi bày cỗ, rót rượu khấn mời người đã khuất về ăn cỗ.

{keywords}
Vào dịp Tết Thanh minh hàng năm, người dân Tày, Nùng ở khắp các vùng thuộc tỉnh Cao Bằng nô nức đi tảo mộ để tưởng nhớ công ơn tiên tổ, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất.
{keywords}
Những khu mộ nằm trên các sườn đồi, núi là hình ảnh những nhóm người ngược xuôi đi tảo mộ tưởng nhớ công ơn ông cha, tiên tổ. Đây chính là dịp để mọi người báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp ơn sinh thành, tạo dựng của tổ tiên, nhắc nhở mỗi người nhớ về quê hương, cội nguồn dân tộc. 
{keywords}
 Theo tục lệ, người dân thường bày những mâm cỗ dài với nhiều món ăn đặc trưng rồi thắp hương mời vong linh người đã khuất về hưởng.
{keywords}
Món ăn đặc trưng nhất trong dịp Tết này là món xôi "đăm đeng". Xôi "đăm đeng" theo nghĩa thì có 2 màu, thế nhưng các gia đình thường làm thêm nhiều loại với nhiều màu sắc, thường gọi là xôi ngũ sắc (thường có các màu như: đỏ, xanh, đen, tím, vàng...) Màu xôi đều được làm từ các loại lá cây như lá cẩm, lá cây sau sau.
{keywords}
Trong ngày này, người dân thường đến mộ từ sáng sớm, thắp hương xin phép thần thổ địa rồi phát cỏ, vệ sinh khu mộ.
{keywords}

Mỗi ngôi mộ đều cắm một cây nêu với chùm hoa cắt bằng giấy màu sắc rực rỡ rất đẹp.

{keywords}
Phút tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, những người đã khuất.
{keywords}
Những nén hương thành kính được người dân thắp trên những ngôi mộ để tưởng nhớ những người đã khuất.
{keywords}
Sau khi thắp hương xin phép thần thổ địa rồi phát cỏ, vệ sinh khu mộ, sau đó kính cẩn thắp hương lên phần mộ gia đình, thắp hương cho các ngôi mộ xung quanh người đi tảo mộ sẽ bày cỗ, rót rượu khấn mời người đã khuất về ăn cỗ.
{keywords}
 Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất, Tết Thanh minh còn là dịp để con cháu, dòng họ được đoàn tụ sum họp.
{keywords}
Khi ngôi mộ được dựng một cây nêu báo hiếu, người thân có thể bày mâm ăn uống hoặc thu lộc mang về nhà.
{keywords}
Phần lớn các ngôi mộ của người Tày, Nùng ở Cao Bằng đều đặt trên đồi, núi xa nhà, nên nhiều gia đình thường thụ lộc, ăn uống quây quần ngay bên phần mộ của tổ tiên.

Ảnh: Ngọc Quý