1. Khi còn nhỏ, Bác Hồ được gọi với tên là gì?
-
Nguyễn Sinh Cung
0%
- Nguyễn Sinh Côn
0%- Nguyễn Bé Con
0%- Tất cả những ý trên
0%Chính xácTheo tài liệu ngày 6/2/1920 do Tổng đốc Vinh cung cấp về cụ Nguyễn Sinh Sắc và hai con trai, Hồ Chủ Tịch được nhắc đến với tên Nguyễn Bé Con.
Sau đó, tài liệu của mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Hồ Chủ Tịch vào năm 1931 cũng xác nhận Nguyễn Ái Quốc chính là Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Bé Con hay Lý Thụy…
Trong một bài viết vào năm 1954, Bác Hồ cũng ghi tên thuở nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn.
Về tên gọi Nguyễn Sinh Cung, đây là tên khai sinh của Bác tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thinh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
2. Bí danh “Ông Lu” được Hồ Chủ Tịch sử dụng lần đầu vào năm nào?
-
1924
0%
- 1930
0%- 1934
0%- 1940
0%Chính xácÔng Lu là bí danh ít người biết của Bác Hồ. Ngày 12/11/1924, Bác gửi thư thông báo cho một đồng chí trong Quốc tế Cộng Sản về việc vừa đến Quảng Châu.
Cuối thư, Bác đề địa chỉ: Ông Lu, Hãng thông tấn Roxta, Quảng Châu, Trung Quốc. Giai đoạn này, nhiều bức thư được Bác lấy tên Ông Lu.
Cùng năm 1924, Bác cũng lấy một bí danh nổi tiếng khác là Lý Thụy. Bí danh Lý Thụy gắn liền với tên tuổi của Bác khi hoạt động tại Trung Quốc.
3. Bút danh châu Âu đầu tiên được Bác sử dụng khi sinh sống tại nước ngoài là gì?
-
Linov
0%
- Henri Tran
0%- Paul Tat Thanh
0%- Victor Lebon
0%Chính xácNgày 5/6/1911, Bác Hồ rời Việt Nam trên một chiếc tàu Pháp. Sổ lương của tàu ghi tên Văn Ba.
Đến 15/12/1912, Bác Hồ đã gửi một bức thư từ New York đến tòa khâm sứ Trung Kỳ, với nội dung nhờ tìm địa chỉ của cụ thân sinh Nguyễn Sinh Huy.
Trong thư, Bác ký tên Paul Tat Thanh. Đây bút danh đầu tiên của Bác khi sống tại châu Âu. Sau này, Bác còn sử dụng một số bút danh, bí danh khác như Paul Thanh, Phéc-đi-năng, Albert de Pouvourville, Un Annamite, Culixe, Nilopxki…
4. Bác Hồ từng dạy học tại ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước?
-
Trường Tiểu học Thăng Long
0%
- Trường Dục Thanh ở Phan Thiết
0%- Trường Quốc học Huế
0%- Trường Đại học Ngoại ngữ Huế
0%Chính xácTrong giai đoạn 1910-1911, Bác Hồ tham gia giảng dạy ở Trường Dục Thanh – Phan Thiết trong các môn Thể dục, Quốc ngữ, Hán văn…
Trường hoạt động mô phỏng theo mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục, tập trung vào các nội dung khơi dậy lòng yêu nước, vận động duy tân đất nước và mở mang dân trí.
Đến tháng 2/1911, Bác Hồ rời trường Dục Thanh, đi xe lửa vào Sài Gòn. Ngày 5/6/1911, Bác lên tàu Pháp tại bến Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước. Bắt đầu hành trình bôn ba kéo dài gần 30 năm.
5. Bác Hồ đã đặt chân tới tỉnh nào đầu tiên sau khi trở về nước?
-
Cao Bằng
0%
- Nghệ An
0%- Huế
0%- Sài Gòn
0%Chính xácNăm 1941, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Cao Bằng là tỉnh đầu tiên Bác Hồ đặt chân đến khi trở về Việt Nam.
Thời gian đầu, Bác sinh sống cùng đồng bào tại Pác Bó. Tuy nhiên, để đảm bảo bí mật, người đã chuyển đến trú tại hang Cốc Bó thuộc bản Pác Bó vào tháng 2/1941.
Từ đây, Bác Hồ đã xây dựng đội ngũ Cách Mạng và giúp nhân dân Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập vào năm 1945.
- Nghệ An
- Trường Dục Thanh ở Phan Thiết
- Henri Tran
- 1930
- Nguyễn Sinh Côn