Tháng 8 năm 2013, trang chủ Google và một số dịch vụ của công ty đã đồng loạt sập trong khoảng 2-3 phút. Toàn bộ lưu lượng trên Internet toàn cầu ngay lập tức tụt giảm tới 40%. Một vụ việc tương tự cũng từng xảy ra vào tháng 5 năm 2009.

Hãy lưu ý đây mới chỉ là một gián đoạn kéo dài 2 phút, thử tưởng tượng nếu là 30 phút mọi thứ sẽ khủng khiếp đến mức nào, mặc dù chuyện này rất khó xảy ra. Dưới đây là một số kịch bản dễ hình dung ra nhất:

1. Ngay những phút đầu tiên, khả năng cao là mọi người sẽ kiểm tra lại kết nối Internet của mình. Một số sẽ gọi ngay cho nhà mạng, một số khác sẽ đổ xô đi kiểm tra các trục trặc phần cứng – việc có thể mất của họ tới hơn 30 phút.

2. Mọi người sau đó sẽ nhận ra rằng hóa ra chỉ có mỗi Google sập trong sự ngạc nhiên đến tột độ. Một số sẽ cố gắng F5 load lại trang.

3. Nhiều người sẽ chụp lại màn hình thời khắc hiếm hoi này.


Sự thật thì google đã bị hack vào năm 2015 - bị thay đổi cả hình nền giao diện

4. News Feed Facebook sẽ ngập tràn những status kiểu “Thật không thể tin được – đến Google cũng sập!!!” kèm ảnh chụp màn hình.

5. Mọi người bắt đầu đổ xô vào những trang tìm kiếm khác – một số thậm chí còn chẳng biết còn có cỗ máy tìm kiếm nào ngoài Google nữa.

6. Lưu lượng truy cập Bing và Yahoo sẽ tăng đột biến.

7. Duckduckgo (tại địa chỉ duckduckgo.com) sẽ trở thành trending trên Twitter. Mọi người sẽ nhận ra hóa ra Duckduckgo cũng là một công cụ tìm kiếm khá tốt (không theo dõi bạn khủng khiếp như Google).

8. Nhiều ứng dụng sử dụng các dịch vụ của Google cũng sẽ bị gián đoạn. Thiếu vắng Gmail 30 phút thôi hiệu suất công việc toàn cầu của thế giới sẽ giảm đi đáng kể.

9. Khó mà đoán nổi con số thiệt hại doanh thu khổng lồ, không chỉ của Google mà còn của hàng loạt công ty sử dụng các dịch vụ của Google nữa.

10. Người dùng Android gần như sẽ bị chặn hết các hoạt động, người dùng iPhone có thể cũng sẽ “tắc tịt” ngay trên đường khi Google Maps ngừng hoạt động.

11. Giữa hàng loạt biến động như vậy, chỉ có người dùng Trung Quốc là vẫn có thể cười tươi bởi họ chẳng bị ảnh hưởng gì.

12. Các công ty đối thủ sẽ hát hò ăn mừng.

Sau khi sự cố được khắc phục:

1. Google sẽ ra thông cáo báo chí giải thích vụ việc.

2. Giới công nghệ toàn cầu sẽ lao vào phân tích đích xác nguyên nhân.

3. Nhiều người sẽ dự đoán rất có thể đây chỉ lời bào chữa của Google cho việc bị hack bởi một nhóm hacker vô danh nào đó – và tìm đến một số hacker thực thụ để “tham vấn”.

4. Giới truyền thông sẽ phát cuồng với vụ việc và cho gọi hàng loạt chuyên gia, chuyên viên phân tích để mổ xẻ.

5. Nhiều blogger sẽ cho ra các bài viết kiểu như “Những nhóm đối tượng nào đang phụ thuộc quá nhiều vào Google?”. Giới truyền thông cũng sẽ không bỏ qua cơ hội này để gõ bút.

6. Các trang hỏi đáp như Quora sẽ tràn ngập các câu hỏi kiểu như “Điều gì đã xảy ra?”, “Bạn nghĩ sao về hiện tượng này?”, “Liệu dữ liệu của tôi có bị hack mất không?

7. Nhiều người dùng cũng sẽ rời Google chuyển sang các dịch vụ thay thế khác.

8. Các trang giải trí như BuzzFeed hay ScoopWhoop cũng sẽ nhanh nhảu giật tít “Google vừa sập 30 phút – bạn sẽ không thể tin nổi những gì xảy ra tiếp sau” hay “10 điều cần làm nếu Google sập lần nữa”.

Những thảm họa xa hơn có thể lường đến là Google đánh mất vị trí độc tôn, nhiều kỹ sư bắt đầu mất niềm tin và bỏ sang các công ty khác hay tự tách ra thành lập startup riêng.