- Bộ trưởng Tư pháp cho rằng gọi lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách thì "khái quát hơi mạnh" nhưng có tình trạng "cái nhìn thuận lợi hơn cho bộ, ngành mình".
Vẫn làm luật kiểu 'đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra' / Luật trách nhiệm của người làm luật / Không làm luật kiểu 'xếp gạch đặt chỗ' / Đại biểu đề xuất cải tiến quy trình làm luật
Sáng nay, UB Thường vụ QH chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long theo phương thức mới “chất vấn và trả lời chất vấn ngay - hỏi 1 phút, trả lời 3 phút”.
“Bộ Tư pháp là cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định các văn bản pháp luật, vậy Bộ trưởng cho biết có hay không lợi ích nhóm, lợi ích ngành trong việc đề xuất chính sách?”, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) hỏi.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) |
Trả lời, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng gọi là lợi ích nhóm thì "khái quát là hơi mạnh". Tuy nhiên ông thừa nhận, với cách thức làm luật như thế này thì cơ quan soạn thảo cũng có cái nhìn có thuận lợi hơn cho bộ, ngành mình.
Theo ông, nhiều văn bản có 4 vấn đề: có quy định quỹ tài chính, tổ chức bộ máy, chế độ chính sách, một số điều kiện gia nhập thị trường sản xuất kinh doanh trong đạo luật không phải chuyên ngành.
Khi rà lại, Bộ thấy quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt, đặc biệt là nghị quyết TƯ 6, nghị quyết 18 là không quy định tổ chức bộ máy trong đạo luật không phải chuyên ngành. Hiện Ban cán sự đảng chính phủ giao Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm đề án trình TƯ về chính sách tiền lương.
Ông cũng khẳng định, liên quan đến pháp luật thì quy trình, thủ tục, những việc cần làm trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật rất rõ, từng tầng nấc, nếu có lợi ích nào đó sâu hơn đối với bộ ngành thì khó vì quy trình tương đối chặt chẽ.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long |
“Bộ Tư pháp đưa 4 việc này ra cho anh em, coi như cẩm nang để anh em bám sát. Về mặt hành chính là anh em phải tuân thủ điều này. Khi phát hiện ra vấn đề phải thuyết phục được và theo suốt từ đề nghị đến trình dự thảo để QH xem xét”, Bộ trưởng nói.
3 luật vênh nhau, nhà đầu tư có nguy cơ mất hàng tỷ đồng
Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Ninh Đỗ Thị Lan chất vấn về việc luật Đầu tư không quy định đánh giá tác động môi trường trong hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư và đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng luật Bảo vệ môi trường quy định đánh giá tác động môi trường phải thực hiện khi chuẩn bị đầu tư và trong đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.
"Việc này gây khó khăn, ảnh hưởng đầu tư, phát triển kinh tế. Bộ Tư pháp là cơ quan thẩm định dự án trước khi trình Chính phủ, giải pháp khắc phục bất cập trên là gì?”, bà Lan hỏi.
Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Ninh Đỗ Thị Lan |
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận thực tế có sự vênh nhau giữa 3 luật Bảo vệ môi trường, Đầu tư và Đầu tư công được xem xét thông qua trong năm 2014. Vướng mắc lớn nhất là thời điểm có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
"Tôi đã yêu cầu anh em rà soát lại và cũng có băn khoăn. Khi thẩm định luật Đầu tư công và Đầu tư, chúng tôi cũng có ý kiến rằng luật Bảo vệ môi trường đã quy định như thế kia, phải căn chỉnh cho đúng, không thì phải sửa luật đó".
Luật Bảo vệ môi trường sẽ được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019. Trước mắt, việc này sẽ thực hiện theo quy định của luật Đầu tư và Đầu tư công, tức là giai đoạn này chỉ cần báo cáo sơ bộ.
Chưa hài lòng, ĐB Đỗ Thị Lan tiếp tục tranh luận: “Đề nghị Bộ trưởng cho biết đến bao giờ sửa được bất cập này, vì hiện có nhà đầu tư đang thực hiện việc đánh giá tác động với thời gian dài và kinh phí hàng tỷ đồng nhưng vẫn khó khăn vì giai đoạn thực hiện đánh giá tác động này chưa phù hợp. Đồng ý quy định báo cáo đánh giá tác động sơ bộ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhưng cần quy định chi tiết về tiêu chí báo cáo, nếu không sẽ khó thực hiện”.
“Chúng tôi rất muốn đưa việc sửa đổi luật Bảo vệ môi trường vào chương trình dự án luật 2018 nhưng cần thời gian nghiên cứu. Việc chủ trì soạn thảo, liên quan đến chuyên môn sâu về tài nguyên môi trường, Bộ sẽ rút kinh nghiệm, tập trung nhiều hơn ngay từ giai đoạn đầu soạn thảo, chuẩn bị”, ông Long nói.
703 văn bản sai sót về pháp lý, xử lý trách nhiệm thế nào?
ĐB Tống Thanh Bình (Lai Châu) đặt vấn đề tình trạng văn bản quy định chi tiết trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành, sai sót về căn cứ pháp lý, về thể thức kỹ thuật còn nhiều.
ĐB Bình dẫn chứng báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4 cho thấy có 124/2.752 văn bản trái pháp luật về nội dung và thẩm quyền ban hành phải kiến nghị xử lý. 703/2.752 văn bản có sai sót về pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày, chiếm gần 1/3 số lượng văn bản ban hành.
“Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ để xảy ra ban hành văn bản sai sót, trái pháp luật. Việc chấn chỉnh và xử lý trách nhiệm sẽ được thực hiện thế nào?”, ĐB Bình chất vấn.
Ảnh: VGP |
Bộ trưởng Lê Thành Long nhìn nhận, trước hết phải xác định rõ trách nhiệm của Bộ Tư pháp. Liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý văn bản thì “tầm với” cao nhất của Bộ Tư pháp là thông tư và nghị quyết của HĐND, còn các văn bản như quyết định của Thủ tướng trở lên hay các văn bản pháp lý cao hơn thì Bộ Tư pháp không có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
“Bộ đã làm quyết liệt hơn trong thời gian qua, khi có vấn đề gì đều thảo luận dân chủ và công khai, mời các bộ, ngành, cơ quan liên quan đến bàn. Sắp tới Bộ sẽ tăng cường nguồn lực hơn nữa trong kiểm tra, rà soát các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ”, ông Long nói.
Thủ tướng: Tham mưu phải tuyệt đối tránh lợi ích nhóm
Tham mưu vì lợi ích chung, tuyệt đối tránh lợi ích nhóm, kiên quyết chống tham nhũng -Thủ tướng yêu cầu 4 Văn phòng Trung ương.
Sửa luật để tránh bổ nhiệm đúng quy trình vẫn lọt cán bộ kém
ĐBQH đề nghị sửa luật Cán bộ công chức để khắc phục tình trạng đề bạt bổ nhiệm đúng quy trình nhưng vẫn bỏ lọt một số cán bộ có năng lực yếu kém.
Lên chương trình làm luật nên như... thi hoa hậu
Thảo luận tổ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 của QH, thấy nhiều luật được đẩy lên, nhiều luật bị lùi lại, các ĐB cho rằng như thế là "dễ dãi".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Càng minh bạch, càng giảm lợi ích nhóm
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: “Càng công khai minh bạch, càng giảm tiêu cực phiền toái, lợi ích nhóm”.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Không tư túi, không lợi ích nhóm
Ông Nguyễn Văn Thể trả lời phỏng vấn sau khi được Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng GTVT.
Phó Thủ tướng: Chống lợi ích nhóm ngay khâu xây dựng chính sách
Phó Thủ tướng thường trực lưu ý VPCP phải chú trọng phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng ngay trong việc xây dựng chính sách.
Phó Thủ tướng: Không để lợi ích nhóm can thiệp việc thu, chi ngân sách
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ của ngành tài chính tại hội nghị trực tuyến với các địa phương do Bộ Tài chính tổ chức ngày 2/7.
Thu Hằng