1. Otaku
Có bao giờ bạn đã nghe qua thuật ngữ “Otaku” ?
Otaku: là thuật ngữ Nhật Bản ám chỉ những người quá say mê vào cái gì đó (Manga, Anime, Light Novel, Vocaloid ...), họ có sở thích và tính cách khá kỳ lạ.
Ở Việt Nam, Anime - Manga - Vocaloid - Light Novel - Visual Novel hay còn gọi là “Nền công nghiệp giải trí” đã không còn quá xa lạ, chắc có lẽ vì nền hình ảnh “hoạt hình” thân thuộc lẫn nội dung phong phú nên độ tuổi tiếp xúc với nét văn hóa này cũng rất rộng, đặc biệt là khoảng 1996 ~ 2003. Và từ đó trào lưu xưng nhau là Otaku cũng được hình thành phổ biến ở Việt Nam.
Có lẽ vì Việt Nam chỉ vừa tiếp cận được “nền công nghiệp” này nên nhiều bạn trẻ Việt Nam vẫn chưa nhận biết được Otaku là gì và thật sự mà nói, đây là 1 thuật ngữ không mấy tốt đẹp. Thay vì gọi mình là Fan của các chủ đề trên, nhiều người tự nhận mình là Otaku và rồi nó trở thành 1 phong trào được lang rộng trên khắp các mạng xã hội / diễn đàn.
Tự nhận mình là Otaku, đồng nghĩa với việc tự nhận mình là một kẻ lập dị, sở thích khác người, kỳ quái, sống cô độc và luôn nói với mọi người rằng mình có những yếu tố đó để đủ điều kiện trở thành “Otaku”, nhưng trên thực tế việc nhìn nhận sai về nghĩa lẫn hình thức của nhiều Fan Anime-Manga mới chính là điều đáng chú ý ở đây.
Để nói rõ về vấn đề đó, dưới đây là các dẫn chứng:
- Với nền giáo dục Việt Nam hiện nay, việc đi học với lịch trình dày đặc và luôn cần giao tiếp để sống thì họ không thể nào sống theo lối cô độc (kể cả khi từ chối giao tiếp với các học sinh cùng lớp), cho dù bạn không đi học hay không tiếp xúc với xã hội, thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải làm việc và giao tiếp vì chẳng ai có thể nuôi bạn suốt đời. Điều này cho thấy bạn sẽ không thể trở thành Otaku
- Chỉ ở nhà xem Anime - Manga và chơi các game Nhật Bản không thể là Otaku, vì Otaku là những con người rất khác lạ và họ còn rất nhiều hoạt động khác trong cuộc sống như đi các lễ hội về Anime-Manga-Vocaloid, họ tham gia các buổi trình diễn ca nhạc về Vocaloid - Anime. Hay thậm chí họ tự biến mình thành những nhân vật họ yêu thích (Cosplay) hay bỏ ra hàng đống tiền để mua những Figure (1 dạng mô hình rất đắt tiền) và chỉ để ngắm chúng ở trong góc phòng của mình. Sẽ có bao nhiêu bạn Việt Nam trãi nghiệm những việc trên ?
- Chỉ biết nói vài từ khi xem Anime - Manga rồi mang đi giao tiếp và cho rằng mình là Otaku là điều không chể chấp nhận. Cũng giống như giao tiếp thông thường, chúng ta vẫn hay dùng 1 số từ tiếng nước ngoài để chèn vào câu nói của mình để giúp câu nói thêm phong phú, nên khi ta dùng Tiếng Nhật vào câu nói Tiếng Việt của mình, đó cũng chỉ đơn giản là giúp câu nói thêm phong phú.
Với 3 dẫn chứng trên, hầu hết các bạn tự xưng mình là Otaku đều không đủ điều kiện để nhận mình là Otaku, phải chăng Otaku rồi sẽ giống như các Fan cuồng KPOP trước đây? Đây là 1 trong những vấn đề đáng được lưu ý.
2. Lệch lạc quan điểm và nhận thức
Không ít Otaku khi đọc quá nhiều truyện tranh và xem các bộ Anime, vì quá mê những hình tượng dạng “hot boy” trong những cuốn truyện, bộ phim ấy, nên ảnh hưởng tới cả cách yêu của họ. (Bảo sao trai bây giờ nó không ế mới lạ)
Họ chỉ thích yêu các anh chàng đẹp trai theo kiểu chỉ có trong Phim - Truyện : lạnh lùng và lãng tử, tính tình cực kỳ cool, là thần tượng của tất cả các cô gái; hay ao ước, mình sẽ tìm được một chàng người yêu kiểu nhóm F4 trong “Con nhà giàu” (Vườn Sao Băng): sành điệu, đẹp trai, và cực kỳ hiểu gái
Ngoài ra còn các vấn đề về suy nghĩ “ảo tưởng” của những người xem là nam, họ hay xem các bộ có những anh hùng về một đề nào đó rồi hoang tưởng bản thân chính là người đó. Hay những người đặc biệt chỉ thích xem những bộ “Hở hang” và được nhiều bạn gái quan tâm (Harem) khiến cho suy nghĩ cũng dần đi theo hướng xấu.
Trên thực tế, đã có rất nhiều bộ Anime - Manga rất thành công và đoạt nhiều giải thưởng lớn mang tầm quốc tế (ví dụ như : Spirited Away, My neighbor Totoro,...) Hay nền âm nhạc Vocaloid với cô cả sĩ ảo Miku Hatsune cực kỳ nổi tiếng. Hay thậm chí các đạo diễn phim HollyWood còn mượn ý tưởng của các bộ truyện, phim, tiểu thuyết của Nhật Bản.
Không thể phủ nhận rằng lợi ích và giá trị thực tế mà nền công văn hóa Nhật Bản này cho chúng là rất lớn, nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó, nếu chúng ta có thể nhận thức và nhìn nhận tốt nó, điều đó sẽ thật tuyệt vời. Sẽ đến lúc bạn nhận ra rằng, giữa đam mê và sở thích nó luôn có 1 khoảng cách rất lớn, đừng để bản thân mình lạc hướng vì chẳng ai có thể giúp bạn đi trên con đường bằng phẳng mãi mãi.
Theo Xemgame