1. Jurgen Angermann (SSX):

Jurgen Angermann là một trong những nhân vật đầu tiên xuất hiện trong tựa game SSX, nhưng cũng biến mất ngay sau đó tại phần tiếp theo SSX Tricky vì nhân vật này thực sự không giành được sự chú ý từ phía người chơi.

Có 3 lí do chính mà người chơi đưa ra để “ghét bỏ” nhân vật Jurgen Angermann này:

  • Đây là nhân vật lâu đời nhất trong series game SSX, thế nên việc Jurgen Angermann trông khá cũ kỹ và nhạt nhòa so với các nhân vật còn lại.
  • Jurgen Angermann chẳng được lòng bất cứ ai vì nhân vật này là kẻ thù với tất cả người chơi (nhân vật phản diện).
  • Jurgen Angermann chỉ là lựa chọn cuối cùng sau khi những nhân vật tốt nhất, tuyệt nhất đã được chọn (tỉ lệ chọn gần như không có).

 

Jurgen Angermann là một người Đức, may ra sẽ có những người mang quốc tịch này lựa chọn nhân vật này trong game SSX.

 

2. Liu Kang (Mortal Kombat phiên bản đầu tiên – MK1):

Liu Kang có vẻ khá ổn ở những phiên bản kế cận của tựa game Mortal Kombat, nhưng chắc chắn không “hay ho” chút nào trong MK1. Những đòn đánh, động tác di chuyển của Liu Kang trong MK1 thực sự xấu xí và kém phần hấp dẫn so với các nhân vật khác trong trò chơi. 

Anh ta chỉ có những đòn thế vô cùng mờ nhạt trong MK1: cú đấm móc từ dưới lên, pha tung người đá trên không trung và biến thành một con rồng cắn đứt toàn bộ phần thân đối phương. Như thế là không đủ để người chơi muốn lựa chọn Liu Kang trong MK1.

 

3. Vị trí hỗ trợ (Support) trong Liên minh huyền thoại:

Hỗ trợ trong LMHT chắc chắn là vị trí ít người chơi nhất. Bởi có một định kiến bảo thủ cho rằng: Hỗ trợ rất nhàm chán, bởi vị trí này chỉ có nhiệm vụ bảo vệ mạng sống của những đồng đội trong giao tranh (combat), kiểm soát đường (lane)…và không có cơ hội tỏa sáng bằng những vị trí còn lại.

Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trong bóng đá, tiền đạo không thể chơi tốt và ghi bàn nếu không có các hậu vệ làm tốt nhiệm vụ phòng ngự của mình được. Cũng giống như trong LMHT, đôi khi các supporter phải là những người chơi hay nhất, đảm đương vị trí tốt nhất mới giúp đội giành được chiến thắng.

 

4. Morten (Mario Kart 8):

Tựa game Mario Kart 8 có vô số các ứng cử viên dư sức lọt vào danh sách này. Chẳng ai thực sự yêu thích nổi nhân vật Metal Mario, nhưng nhân vật này được hiệu ứng đồ họa đẹp mắt “kéo lại”. Nhân vật Pink Gold Peach thì thực sự là một cơn ác mộng, nhưng ở đâu đó vẫn có những đứa trẻ vẫn thích nàng công chúa trông khá dị hợm này…

Nhưng tại sao người chơi lại ghét nhân vật Morten nhất? Chỉ đơn giản là khuôn mặt của hắn quá xấu xí, mà chỉ mẹ của hắn yêu thương nổi. Nhìn đi, một gã hề với chiếc miệng quá rộng, vô số chiếc răng nanh dài, bộ tóc xù màu xanh giống hệt với các lùm cây,…thế là quá đủ để không ai lựa chọn tên hề dị dạng này.

 

5. Natalya (GoldenEye):

Nếu bạn chơi chế độ chơi đôi (Multiplayer) trong GoldenEye, hẳn bạn và tất cả người chơi khác sẽ muốn hóa thân thành nhân vật Bond. Nếu không là Bond, thì họ sẽ trở thành một 00-agent khác, hoặc một trong những kẻ xấu. Có một nhân vật tên Oddjob gần như tuyệt chủng trong GoldenEye, nhưng thậm chí Natalya còn có ít người quan tâm hơn cả Oddjob.

Có lẽ Natalya đã gây quá nhiều khó chịu cho người chơi trong chế độ chơi đơn (Single), hoặc chẳng ai muốn nhập vai một lập trình viên máy tính nhàm chán khi mà họ có thể trở thành một điệp viên bí mật hay Bond Villain. Quả thực Natalya cũng chẳng xinh đẹp gì khi có tới hơn 20 hình đa giác (đồ họa cũ) trên khuôn mặt của cô nàng.

 

6. Voldo (Soul Blade/SoulCalibur):

Những người chơi mới bước vào tựa game Soul Blade hẳn sẽ bị đánh lừa bởi những bức ảnh thu nhỏ có độ phân giải thấp và vóc dáng có phần “sáng sủa” của Voldo và nghĩ đây sẽ là một nhân vật dễ chơi. Thế nhưng những gì mà Voldo đem lại cho người chơi là một sự thất vọng khủng khiếp, bởi Voldo không có bất cứ kỹ năng hay chiêu thức nào đủ để hấp dẫn game thủ cả.

 

7. YoYo (Jet Set Radio):

Trong game Jet Set Radio, cả những anh chàng lẫn cô nàng đều muốn sở hữu anh chàng Beat, và chẳng ai thèm để ý đến sự hiện diện của YoYo cả. YoYo là nhân vật đầu tiên xuất hiện trong Jet Set Radio, nhưng điều đó chẳng thể ngăn cấm người chơi ưa thích lựa chọn các nhân vật: Beat, Gum, Combo, Coin, Cube vì sự độc đáo của họ. Nụ cười quanh co, nhạt nhẽo mà YoYo để lại trong game chẳng gây bất cứ ấn tượng gì cho người chơi.

 

8. Zan (Streets of Rage 3):

Blaze là nhân vật đại diện cho một thế hệ game thủ thời kỳ cũ. Axel là nhân vật chính và các đòn đánh của anh ta mang tính biểu tượng. Có thể nhiều người không thích Skate, nhưng quả thật những gì mà nhân vật này đem lại cho người chơi Streets of Rage 3 là sự thú vị không thể chối bỏ. Và cuối cùng là Zan, chẳng có gì đáng nói.

Cái tên Zan thực sự rất tệ, nghe giống như “bánh bông lan” (flan) vậy. Nhân vật này có bề ngoài trông giống như một người máy cyborg cường tráng (tuyệt) nhưng lại có khuôn mặt của một ông già? Chính sự vô lý trong ý tưởng thiết kế nhân vật của nhà sản xuất khiến cho chả ai thèm chọn Zan trong Streets of Rage 3 cả.

 

Tiến Linh (Theo GR)