Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về tình hình đàm phán, ký kết Hợp đồng Mua bán điện (PPA) các dự án nhập khẩu điện từ Lào.

Theo Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào ký kết ngày 5/10/2016, tổng công suất nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam tối thiểu đến năm 2025 là 3.000MW và đến năm 2030 là 5.000MW.

Đến thời điểm hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện từ các dự án/cụm dự án nhập khẩu điện từ Lào, với tổng công suất 2.689 MW.

Việc nhập khẩu điện từ Lào gặp khó do đường dây kết nối chưa được xây dựng đầy đủ. Ảnh minh họa: L.Bằng

Ngoài ra, EVN đã nhận được đề xuất bán điện của các chủ đầu tư. Trong đó: 10 dự án/cụm dự án, với tổng công suất 1.577 MW, được EVN thống nhất với chủ đầu tư về phương án đấu nối và tập đoàn đã có văn bản báo cáo Bộ Công Thương về chủ trương nhập khẩu điện. Bộ Công Thương đã xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào các dự án, với tổng công suất là 705 MW.

Tuy nhiên, Công ty Điện lực Lào (chủ đầu tư dự án) đã có văn bản gửi EVN thông báo không tiếp tục bán điện cho EVN từ 2 dự án Nậm Ou 5 (240 MW) và Nậm Ngum 4 (240MW) với lý do việc bán điện cho EVN từ dự án đó sẽ không hiệu quả về kinh tế.

Như vậy, trường hợp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương nhập khẩu cho các dự án còn lại, EVN chỉ có khả năng nhập khẩu 226 MW qua hai đường dây liên kết. Đó là đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương là 203 MW và đường dây 220kV Nậm Kông - Bờ Y là 22,5 MW.

53 dự án với tổng công suất 7.204 MW, được chủ đầu tư đề xuất bán điện cho EVN (kèm theo nghiên cứu phương án đấu nối cụ thể), nhưng phương án đấu nối chưa khả thi hoặc hai bên đang đàm phán. Do đó, EVN chưa có đề xuất chủ trương nhập khẩu điện.

7.732 MW từ các dự án khác nhưng chủ đầu tư chưa gửi EVN phương án đấu nối.

EVN đánh giá: Các dự án đề xuất bán điện cho EVN thời gian qua đều thực hiện theo hình thức nghiên cứu riêng lẻ, không mang tính quy hoạch tổng thể hệ thống điện hai nước.

Điều này dẫn đến khó khăn cho EVN trong công tác quy hoạch đấu nối cũng như khả năng giải tỏa công suất tại các điểm đấu nối. Việc xem xét từng dự án cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành và điều độ nhà máy, khi số lượng các nhà máy điện bán cho Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt trong số đó có nhiều nhà máy thủy điện công suất dưới 30 MW. 

Bên cạnh đó, EVN lo ngại khung giá điện nhập khẩu sau năm 2025 cho đến nay vẫn chưa được xây dựng để ban hành. Việc thiếu khung giá nhập khẩu điện sẽ là một cản trở đáng kể cho quá trình mua điện từ Lào trong giai đoạn tiếp theo. 

Cơ chế giá điện sau 2025 chưa được ban hành và thời gian để thực hiện bổ sung quy hoạch và tổ chức thi công các công trình lưới điện mới mua điện từ Lào (phần trên lãnh thổ Việt Nam) không thể hoàn thành trước 2025. Cho nên, EVN cho biết việc mua điện từ Lào chỉ nên được xem xét khi nhập khẩu qua các đường dây hiện hữu đang được EVN triển khai đầu tư xây dựng. 

Từ năm 2021 đến nay, EVN đã báo cáo Bộ Công Thương về các vướng mắc liên quan đến việc nhập khẩu điện từ Lào, tuy nhiên đến nay, tập đoàn vẫn chưa nhận được hướng dẫn từ Bộ.

Ngồi nhà alô, tận ngõ điện về

Ngồi nhà alô, tận ngõ điện về

Các dịch vụ điện đang được “số hóa” triệt để và toàn diện. Ở khâu phân phối, ngồi bất cứ đâu khách hàng cũng có thể yêu cầu dịch vụ điện. Trong khi đó, ở khâu sản xuất kinh doanh, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đang được ngành điện đẩy mạnh.