- "Rất mừng là năm nay, tôi sắm được cho 2 cháu mấy bộ đồ và cũng mua được ít bánh mứt cho chúng nó ăn Tết"...

Một đống rác nhỏ nằm cạnh trụ điện trên đường Bắc Hải (P. 15. Q. 10 TP.HCM). Trong đống rác, một số chai nhựa và lon bia lẫn lộn.

Từ xa, một chiếc xe đẩy tay tiến đến. Trên xe nào bao, nào thùng, đủ các thứ lỉnh kỉnh, xung quanh xe, nhiều bao căng phồng treo lủng lẳng...

{keywords}

Bà Đặng Thị Đàn tìm phế liệu trong đống rác. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa

Người đẩy xe, một bà cụ gầy gò ốm yếu. Bà mặc chiếc áo bà ba đã cũ. Chiếc quần đen của bà đã sờn ống. Chiếc nón lá bà đội trên đầu cũng không lành lặn. Nhưng đôi mắt bà còn rất tinh, nhìn khắp những nơi khuất kín.

Ngang qua trụ điện, chiếc xe cán lên đống rác. Bà dừng lại và bới. Trong mớ hỗn độn, bà tìm thấy khoảng 5 vỏ lon bia và vài chai nhựa nước ngọt. Bà nhặt thật nhanh bỏ vào bao. Một nụ cười hé trên môi bà.

Cột chiếc bao lại, bà đảo mắt. Bà đang dừng trước 2 căn nhà đóng cửa. Bà lôi từ trên xe những chiếc bao căng cứng xuống đổ ra đất. Lon bia, ve chai, nhôm nhựa..., những thứ mà chỉ có thể bán làm phế liệu. Bà ngồi bệt xuống đất chọn từng thứ bỏ riêng vào từng bao.

Cũng mất khá lâu bà mới làm xong. Trong nhà, có người mở cửa. Bà vội gom hết những thứ đã đổ ra chưa kịp chọn vào riêng một bao. Người đàn ông trong nhà bước ra nói với bà: "Chị vào trong dọn mớ lon bia. Tôi cho chị đó". Bà vui ra mặt đi nhanh vào trong nhà. Chẳng mấy chốc bà trở ra, trên tay là 2 thùng vỏ lon bia...

{keywords}

Bà phân loại ve chai trước khi đem bán. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa

Tôi ngồi ở quán cà phê phía trước mặt quan sát bà từ đầu. Tôi bước ra cũng vừa lúc bà cột chặt những bao hàng trên xe và định đi. Hỏi chuyện, bà ngập ngừng, hôm nay sắp Tết rồi. Mai các vựa nghỉ hết không thu mua nữa nên tôi phải tranh thủ đi bán kiếm vài đồng cho cháu nội ăn Tết".

Bà là Đặng Thị Đàn, 69 tuổi ngụ tại Bình Hưng Hòa (Q. Bình Tân). Bà chia sẻ: "Chồng tôi mất đã 40 năm rồi. Tôi chỉ có một đứa con trai đi làm bị tai nạn chết cách nay mấy năm. 2 đứa con còn nhỏ nhưng vợ nó bỏ đi để lại cho tôi nuôi...".

Đống ve chai trên xe này tôi đã đi suốt đêm qua mới được đó. Tui đi lượm ve chai nhiều năm nay. Cũng nhờ nó mà tôi nuôi được 2 đứa cháu nội. Gần đây, giá phế liệu xuống thấp quá, từ 12.000đ/kg còn có 3000đ mà còn bị chê. Nhưng thôi kệ nó tới đâu hay tới đó. Rất mừng là năm nay, tôi sắm được cho 2 cháu mấy bộ đồ và cũng mua được ít bánh mứt cho chúng nó ăn Tết"...

Bà đẩy xe nhanh ra đường len lỏi vào dòng người. Liệu bao nhiêu xe phế liệu mới đủ cái Tết cho 3 bà cháu? Trong suy nghĩ của chúng tôi như thế nhưng với bà chỉ có chúng là niềm vui trong những ngày năm tận tháng cùng. Bà trông bán cho nhanh để về để nghe tiếng ê a và nụ cười trìu mến của 2 đứa cháu thân yêu...

Lạ lùng phiên chợ cuối năm ở Thủ đô chỉ dành cho quý ông

Lạ lùng phiên chợ cuối năm ở Thủ đô chỉ dành cho quý ông

Cách Hà Nội hơn 20km, chợ Nủa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) là phiên chợ quê cổ thuộc đồng bằng Bắc bộ. Chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Phiên cuối của năm đàn ông, trẻ nhỏ đi chợ đông nhất.

Phiên chợ cuối năm đặc biệt nhất Sài Gòn

Phiên chợ cuối năm đặc biệt nhất Sài Gòn

Chợ lá là chợ đặc trưng của Sài Gòn. Sự giao thoa của 2 miền Nam - Bắc thể hiện rõ nét tại ngôi chợ này.

Chút duyên cuối năm của người đàn bà nghèo và chàng trai trẻ

Chút duyên cuối năm của người đàn bà nghèo và chàng trai trẻ

Những chiếc đầu kéo chở container nối đuôi lao nhanh trong màn đêm. Có thể đây là những chuyến hàng cuối trong năm nên xe nào cũng vội vã. Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết ...

Trần Chánh Nghĩa