{keywords}
Ảnh: Al-Jazeera

Hãng tin Al-Jazeera dẫn lời các nhà ngoại giao cho biết như vậy. Việc Trung Quốc phản đối nỗ lực của Mỹ diễn ra trước một cuộc họp kín về Triều Tiên theo kiến nghị của Washington và sau khi Nga có quyết định tương tự.

Theo các quy tắc hiện hành của Liên Hợp Quốc, thời gian ngăn chặn kéo dài 6 tháng. Sau đó, một thành viên khác trong Hội đồng Bảo an có thể gia hạn ngăn chặn thêm 3 tháng và một ngày, trước khi đề xuất bị loại vĩnh viễn khỏi bàn đàm phán.

Cùng với Bắc Kinh, Moscow đã từ lâu giữ quan điểm phản đối gia tăng sức ép với Triều Tiên, thậm chí còn yêu cầu giảm nhẹ các lệnh trừng phạt quốc tế với quốc gia này vì lý do nhân đạo.

Tuần trước, sau khi Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt với 5 người Triều Tiên liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo, Mỹ đã tiến hành một chiến dịch trong nội bộ Hội đồng Bảo an để mở rộng lệnh trừng phạt với 5 người này.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, một trong số 5 người trên là Choe Myong Hyon, đang ở Nga. Ông này đã hỗ trợ cho Học viện Khoa học tự nhiên của Triều Tiên, nơi đang bị trừng phạt. Bốn người còn lại là các đại diện của Triều Tiên ở Trung Quốc. 

Đầu tuần này, Trung Quốc cho biết đã tái mở cửa biên giới với Triều Tiên, khoảng hai năm sau khi bị Bình Nhưỡng đóng cửa vì đại dịch Covid-19.

>> Đọc tin thời sự thế giới trên VietNamNet  

Hoài Linh

Triều Tiên công bố chi tiết tên lửa mới thử

Triều Tiên công bố chi tiết tên lửa mới thử

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) xác nhận nước này đã phóng tên lửa dẫn đường chiến thuật vào ngày 17/1.