Tại Việt Nam, thời gian qua, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay chuyển đổi số đã được nói đến quá nhiều. Các lợi ích hay thành quả to lớn sẽ đạt được là rất rõ ràng, tuy nhiên, việc bắt đầu chuyển đổi số thực sự từ đâu, và làm cách nào để tận dụng các cơ hội là vấn đề cần được khai thông lúc này. Ai là người sẵn sàng cho sự thay đổi thì sẽ tận dụng được lợi thế, ngược lại thì sẽ phải chấp nhận ở lại phía sau.

{keywords}

Trong nội dung phát biểu chào mừng và chỉ đạo tại Chương trình Kỷ niệm lần thứ 10 sự kiện Internet Day Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: “Internet đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi thế giới. Đương nhiên là chúng ta sẽ phấn đấu để nó thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Trong suốt quá trình ấy, có sự đóng góp không thể thiếu được của các cộng đồng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet từ những ngày đầu tiên và sau này là vai trò của Hiệp hội Internet Việt Nam”. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng khích lệ: “Chúng ta sẽ cùng nhau để tạo nên một hệ sinh thái, một môi trường mà ở đó tất cả chúng ta không chỉ kinh doanh mà còn cùng nhau, giúp nhau phát huy được hết tiềm năng của từng cá nhân, của từng tổ chức để công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam phát triển một cách thiết thực.”

Từ buổi sơ khai vào ngày đầu tiên Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu (19/11/1997) với chỉ vài nghìn người dùng, thì đến nay đã là gần 70 triệu. Việt Nam vẫn là một trung tâm đổi mới hấp dẫn khi nguồn vốn toàn cầu vẫn tiếp tục đổ vào. Trong báo cáo e-Conomy SEA 2021 vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố vào tháng 11/2021, đưa ra nhận định nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ lớn thứ hai Đông Nam Á, đạt 220 tỷ đô la Mỹ về tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030.

{keywords}

Cũng tại Internet Day Việt Nam lần thứ 10, các doanh nghiệp trong Cộng đồng Internet Việt Nam đã cùng ngồi lại để đánh giá, nhìn nhận và đưa ra các đầu bài thực tế cũng như các sáng kiến nhằm vận dụng kinh nghiệm từ thế giới, cụ thể, thực sự sáng tạo để có thể “Phục hồi và Bứt phá trong Kỷ nguyên Dữ liệu hóa”, chiếm lĩnh ưu thế trên các mặt trận của nền Kinh tế dữ liệu, xoay quanh các chương trình hành động thiết thực trong năm 2022 như: Thúc đẩy Hệ sinh thái thanh toán số Việt Nam; Cẩm nang cho cha mẹ trong thời đại số; Các hướng dẫn dành cho thế hệ công dân số tương lai; Giải các bài toán trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trực tuyến; Phát triển Trung tâm Dữ liệu và Điện toán đám mây của Việt Nam; Tối ưu hóa và tận dụng các công nghệ mở; Kiểm soát an toàn và bảo mật trong thời đại số; Kết nối và chia sẻ kinh nghiệm đa chiều, hữu ích và cởi mở hướng đến một cái nhìn toàn diện, chân thực nhất về bức tranh chuyển đổi số; Nhận diện những trở ngại, thách thức, đề xuất những giải pháp và sáng kiến đổi mới, sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Các nội dung trên sẽ được gắn liền với các hoạt động, chương trình và sự kiện do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức cũng như sự đồng hành nhiệt thành từ cộng đồng Internet tại Việt Nam trong năm 2022.

{keywords}

Phương Dung