{keywords}
 

Chương trình có mục đích hỗ trợ chi phí cho các nhà mạng nhỏ tại Mỹ trong quá trình thay thế thiết bị viễn thông từ Huawei, ZTE để bảo đảm an ninh. Để được tài trợ, doanh nghiệp phải phục vụ từ 10 triệu khách hàng trở xuống. Ngưỡng này cao hơn nhiều mức đề xuất 2 triệu khách hàng trước đó. Các công ty đủ điều kiện đã mua thiết bị Huawei, ZTE trước ngày 30/6/2020 có thể nộp đơn xin hoàn chi phí thay thế.

Từ lâu, quan chức Mỹ cho rằng, Huawei và ZTE thu thập thông tin nhạy cảm cho Trung Quốc, bất chấp các công ty này liên tục phủ nhận. Dưới quyền cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ thêm một loạt doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế, bao gồm Huawei, nhà sản xuất chip SMIC, nhà sản xuất drone SZ DJI Technology.

Trong nỗ lực nhằm cô lập hơn nữa Huawei, ông Trump còn hối thúc các nước đồng minh cấm Huawei tham gia mạng 5G như Anh, Canada, Australia, New Zealand. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo còn gọi Huawei và các công ty quốc doanh Trung Quốc khác là “con ngựa thành Troy cho tình báo Trung Quốc”.

Tháng 4 năm nay, chính quyền Tổng thống Joe Biden bổ sung 7 tổ chức siêu máy tính Trung Quốc vào danh sách cấm vận vì “chế tạo siêu máy tính cho các lực lượng quân sự của Trung Quốc, nỗ lực hiện đại hóa quân sự cùng với/hoặc chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt gây mất ổn định”.

Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, “năng lực siêu máy tính vô cùng quan trọng với sự phát triển của nhiều – có lẽ gần như tất cả - vũ khí hiện đại và hệ thống an ninh quốc gia, chẳng hạn vũ khí hạt nhân, vũ khí siêu thanh”.

Phó Chủ tịch Huawei Mỹ Glenn Schloss bày tỏ sự thất vọng trước cuộc bỏ phiếu, gọi chương trình là “nỗ lực không thực tế để giải quyết thứ chưa bị hư hỏng”. “Sáng kiến của FCC chỉ tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với các nhà mạng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa nhất của Mỹ để duy trì mức độ và chất lượng dịch vụ cung cấp mà không gây ra gián đoạn”.

Du Lam (Theo CNBC)

Niềm hy vọng bán dẫn của Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản

Niềm hy vọng bán dẫn của Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản

Một trong các chủ nợ của Tsinghua Unigroup, nhà sản xuất bán dẫn từng được xem là hy vọng lớn nhất của Trung Quốc, yêu cầu tòa án tiến hành thủ tục phá sản đối với công ty.