1. Đây là địa phương nào?

  • Đà Nẵng
    0%
  • Quảng Nam
    0%
  • Quảng Ngãi
    0%
  • Bình Định
    0%
Chính xác

Theo kết quả thăm dò khoáng sản được phê duyệt bởi Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia, Việt Nam có khoảng 25.084 kg vàng gốc.

Trong đó, kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, mỏ vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.

Hiện UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định đóng cửa mỏ vàng. Tuy nhiên, nạn khai thác vàng trái phép vẫn tiếp tục diễn ra.

2. Những ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác vàng trái phép là gì?

  • Ô nhiễm môi trường
    0%
  • Mất an ninh, trật tự trong khu vực
    0%
  • Hao phí tài nguyên khoáng sản quốc gia
    0%
  • Cả 3 ý trên
    0%
Chính xác

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nạn khai thác vàng trái phép khiến môi trường xung quanh mỏ bị ảnh hưởng nặng nề. Hầu hết các lán, trại khai thác trái phép không có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải chảy ra môi trường chứa các chất độc hại như xyanua, thủy ngân,…

Từ đầu năm 2023, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Quảng Nam đã phối hợp cùng Công an tỉnh và Công an huyện Phú Ninh tổ chức truy quét các điểm khai thác vàng xung quanh mỏ Bồng Miêu. Các đối tượng đào vàng trái phép để lại nhiều hầm hố được đào sâu, bể hóa chất, xái quặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

3. Việc khai thác vàng ở mỏ Bồng Miêu, tỉnh Quảng Nam được ghi nhận dưới triều đại nào?

  • Nhà Hậu Lê
    0%
  • Nhà Lê trung hưng
    0%
  • Nhà Mạc
    0%
  • Nhà Nguyễn
    0%
Chính xác

Trước đây, người Chăm từng đào sâu vào lòng núi tại mỏ Bồng Miêu, sau đó lợi dụng sức nước của các dòng suối xung quanh để gạn lọc quặng, lấy vàng.

Đến thời nhà Nguyễn, các vua kêu gọi những người có kinh nghiệm khai mỏ ra giúp nước. Lúc này, có 5 phương thức tổ chức khai mỏ: do triều đình tổ chức, do thương nhân Hoa Kiều đảm nhiệm, do các tù trưởng dân tộc thiểu số khai thác, do chủ mỏ là người Việt và do nhân dân địa phương tự khai thác sau đó nộp thuế.

Ngoài các mỏ kim loại ở phía Bắc, mỏ Bồng Miêu, Quảng Nam cũng được nhà Nguyễn khai thác. Sau khi Pháp đô hộ Việt Nam, năm 1890, thực dân Pháp cho xây nhà máy tại thung lũng Cò Bay để tiếp tục khai thác vàng tại đây.

4. Ngoài mỏ vàng, Quảng Nam còn có tiềm năng khai thác các loại tài nguyên nào?

  • Nước khoáng
    0%
  • Chì
    0%
  • Kẽm
    0%
  • Bạc
    0%
Chính xác

Tỉnh Quảng Nam sở hữu tới 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng cao. Ngoài ra, các khoáng sản như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh… cũng phân bố tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

5. Bên cạnh khoáng sản, đâu là lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam?

  • Kinh tế biển, du lịch
    0%
  • Du lịch, nông nghiệp
    0%
  • Nông nghiệp, kinh tế biển
    0%
  • Kinh tế biển, du lịch, nông nghiệp
    0%
Chính xác

Quảng Nam là một trong những tỉnh có chiều dài bờ biển lớn nhất Việt Nam, lên tới 125 km. Tỉnh có nhiều bãi tắm sạch nằm ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành… Bờ biển ở đây không bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, lý tưởng cho hoạt động du lịch.