W-nong thon moi   Bac giang 3.jpg

Lục Ngạn (Bắc Giang) không chỉ được biết đến là “vương quốc vải thiều” mà còn có nghề thủ công truyền thống nổi tiếng với sản phẩm mì Chũ đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu độc quyền.

W-nong thon moi   Bac giang.jpg

Từ nhiều năm nay sản phẩm mì Chũ luôn là niềm tự hào của mỗi người con quê hương Lục Ngạn. Món ăn dân dã thôn quê này ngày càng xuất hiện nhiều tại các nhà hàng cao cấp. Sản phẩm không chỉ được người tiêu dùng các tỉnh trong cả nước ưa chuộng mà còn có mặt ở những thị trường nước ngoài như các nước Trung Quốc và các nước Tây Âu. 

W-nong thon moi   Bac giang 6.jpg

Làng nghề mì Chũ ở thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn có trên 300 hộ sản xuất, chiếm tới 85% số hộ của làng. Trong số này trên 100 hộ tham gia vào Hội sản xuất và tiêu thụ Mì Chũ Lục Ngạn. Hiện bình quân mỗi ngày, làng nghề sản xuất và tiêu thụ gần 30 tấn mì gạo, trong đó Hội sản xuất Mì Chũ đã sản xuất và tiêu thụ 10 tấn.

W-nong thon moi   Bac giang 5.jpg

Từ các nguyên liệu, người thợ phải thực hiện rất nhiều quy trình trong thời gian trên 36 tiếng đồng hồ để cho ra đời những sợi mì đặc sản dẻo dai: ngâm gạo, xay bột, tráng, phơi, cắt...

W-nong thon moi   Bac giang 9.jpg

Ông Nguyễn Văn Nam – Chủ nhiệm HTX Mì Chũ Nam Thể chia sẻ: "Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, thay vì chỉ sản xuất nhỏ lẻ, các hộ gia đình kết hợp với nhau tạo ra một hợp tác xã chung để cùng nhau phát triển. Đồng thời việc đóng gói bao bì, cung cấp đầy ngủ nguồn gốc, xuất sứ, kiểm định cũng giúp cho sản phẩm có cơ hội đi xa sang các thị trường không chỉ trong nước".

W-nong thon moi   Bac giang 11.jpg

Thị trường ngày càng mở rộng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, để có thể đáp ứng được yêu cầu đó, hầu hết cơ sở hiện nay đang dần thay đổi phương pháp sản xuất, ứng dụng máy móc thiết bị vào nhiều công đoạn để tăng năng suất, đáp ứng tốt số lượng đầu ra.

W-nong thon moi   Bac giang 10.jpg

Việc áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất mặc dù mang tính công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được quy trình sản xuất, kinh nghiệm và tay nghề của người thợ, thực sự cho thấy chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn rất nhiều, rút ngắn thời gian chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

My chu.jpg

Hiện, tại làng nghề này chủ yếu các hộ tham gia cùng các HTX trong chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, do vậy không lo lắng về đầu ra. Thị trường tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân làng nghề. Nhiều hộ dân, HTX đã trở nên khá giả và quyết tâm gắn bó với nghề truyền thống của cha ông.