Các chuyên gia về sức khỏe sẽ chia sẻ những cách giúp giảm bớt căng thẳng để thích nghi tốt nhất với hoàn cảnh mới này.

Khi thời gian nghỉ sinh của Jenny Chan kết thúc vào tháng 9/2021, cô nhân viên ngân hàng ở Hồng Kông nhận ra đã rất lâu cô không phải đối mặt với lịch làm việc khắc nghiệt.

Ngân hàng của cô khởi xướng chính sách làm việc tại nhà 100% vào tháng 2/2020 - những ngày đầu của đại dịch. Vào tháng 4/2021, khi các nhân viên được yêu cầu quay lại văn phòng 3 ngày mỗi tuần để làm việc thì cô bước vào giai đoạn nghỉ thai sản.

Jenny nói: “Thật khó khăn khi quay trở lại với lịch làm việc trước đây sau hơn 1 năm, nhất là khi phải chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh và một đứa 4 tuổi.

{keywords}
Jenny Chan Hui-man và con gái 7 tháng tuổi, Rylee Lam, tại nhà riêng ở North Point, Hồng Kông.

Tiến sĩ Keith Hariman, bác sĩ tâm thần tại Hồng Kông (Trung Quốc) cho rằng: “Trở lại cuộc sống bình thường sau một thời gian dài bị cô lập thường sẽ khó khăn. Bạn phải học cách tái hòa nhập với đồng nghiệp, quay lại với lịch trình làm việc đều đặn và học cách giải quyết khối lượng công việc lớn. Nó giống như sau một kỳ nghỉ. Vài ngày đến một tuần đầu tiên sau khi quay lại, bạn thường cảm thấy hơi kỳ lạ”. Sebastian Droesler, một nhà tâm lý học ở Hồng Kông cũng cho rằng, mệt mỏi đến từ việc phải đối mặt với sự thay đổi.

Nếu bạn hoặc người bạn yêu thương đang cảm thấy choáng ngợp khi phải “tái hoà nhập”, có nhiều cách có thể giúp cho việc này nhẹ nhàng hơn.

1. Duy trì những thói quen và vật dụng như khi làm việc ở nhà

Đối với Chan, 2 điều chỉnh đơn giản trong thói quen văn phòng của cô đã mang lại hiệu quả lớn. “Tôi thấy rằng tôi uống nhiều nước hơn khi làm việc ở nhà - có lẽ vì nhà bếp gần không gian làm việc của tôi. Tôi có một chai nước 2 lít trong văn phòng để có thể uống đủ lượng đó mỗi ngày tại nơi làm việc”.

Chan cũng nhận thấy rằng con chuột máy tính ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cô. Cô nói: “Mang con chuột ở nhà tới văn phòng đã tạo ra một sự khác biệt rất lớn”.

Olive Lee, 32 tuổi, giám đốc “Biocline Healthcare Services”, một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Hồng Kông, thì cố gắng đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm. Cô cũng chủ động rèn luyện thể chất để cải thiện tình trạng “choáng ngợp” khi đi làm lại.

Khi trở lại văn phòng của mình ở Wong Chuk Hang sau gần 1 năm làm việc tại nhà, cô nhận ra sức chịu đựng của mình đã suy giảm. Trước khi xảy ra đại dịch, cô phải đi bộ nhiều hơn giữa các tòa nhà để tham dự các cuộc họp, nhưng làm việc ở nhà khiến cô ít vận động.

Lee nói: “Tôi chắc chắn đã say mê Netflix hơn và có ít động lực hơn để tập thể dục”. Để xoay chuyển tình thế, Lee tập yoga sau giờ làm việc. “Tôi đã trở lại phòng tập yoga gần đây và cảm thấy tốt hơn rất nhiều”, cô nói.

2. Tập thở và cố gắng giao tiếp nhiều hơn

{keywords}
Olive Lee tăng cường thể dục và tham gia một lớp học yoga sau giờ làm việc.

Joshua Li nói: “Nếu bạn bị thúc ép về thời gian, thì ngay cả 10 phút hít thở sâu cũng có tác dụng làm dịu cơ thể”. Là một chủ doanh nghiệp, Li có thể áp dụng lịch trình linh hoạt hơn nhưng khi trở lại làm việc, anh đã tải xuống một ứng dụng có tên “iBreathe”.

“Tôi tập thở 10 phút mỗi sáng trước khi làm việc”, anh nói. “Chánh niệm đã tạo ra một quá trình chuyển đổi suôn sẻ”.

Nhà tâm lý học Droesler cho biết, thực hành tự chăm sóc bản thân theo cách này rất quan trọng để ngăn chặn sự mệt mỏi khi tái hòa nhập môi trường công sở. Ông gợi ý nên tổ chức các buổi họp mặt và trò chuyện thân mật trước khi trở lại văn phòng hoặc sau khi mọi người đã về hết để giúp mọi người cảm thấy tốt hơn.

3. Hoàn thành từng việc một

“Cố gắng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc sẽ dẫn đến căng thẳng và thất bại. Nó sẽ khiến bạn có nguy cơ cao không hoàn thành một số nhiệm vụ và sau đó dẫn đến thất vọng về bản thân”, Droesler nói. Thay vào đó, hãy làm từng việc một, hoàn thành nó trước khi tiếp tục.

“Hãy tận hưởng khi làm một công việc, vui mừng khi hoàn thành và bắt đầu một nhiệm vụ khác. Hãy nghĩ đến việc viết, chỉnh sửa và gửi email, sau đó chuẩn bị cho cuộc họp hoặc trò chuyện với đồng nghiệp. Hãy tham gia đầy đủ vào mỗi hoạt động này”.

Ông cũng khuyên nên mang nhiều cây xanh vào văn phòng để giảm bớt sự phân tâm của thị giác và giúp bạn tập trung hơn. “Lập kế hoạch và chủ động định hình không gian làm việc của bạn là một liều thuốc giải độc tốt giúp bạn tái hoà nhập với môi trường làm việc”, ông nói.

Thay vì thúc đẩy mọi người tới văn phòng, nhiều nhà quản lý thông minh đang nhận ra rằng sức khỏe và năng suất thực sự đến từ một mô hình kết hợp giữa công việc và cuộc sống. Droesler nói: “Hầu hết những người tôi làm việc cùng đều đánh giá cao lợi thế của việc kết hợp giữa 2 cách thức, làm việc tại nhà và tại văn phòng”.

Đăng Dương (Theo SCMP)

Năm câu nói 'thao túng' môi trường công sở

Năm câu nói 'thao túng' môi trường công sở

Có những câu nói bạn thường xuyên gặp trong môi trường công sở nhưng lại mang tính thao túng cao, khiến người khác khó chịu và buộc phải làm theo.