1. Loài cây nào xuất hiện nhiều ở Trường Sa?
-
Cây phượng vĩ
0%
- Cây bàng vuông
0%- Cây gạo
0%- Cây bạch đàn
0%Chính xácCây bàng vuông xuất hiện nhiều trên các đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) như Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca... Loài cây mang tính biểu tượng này vì thế cũng đi vào nhiều bài thơ, câu hát về Trường Sa. Không chỉ che bóng mát, loài cây này còn tạo nên cảnh sắc, góp phần tô điểm cho quần đảo này.
2. Vì sao loài thực vật này có tên gọi là “cây bàng vuông”?
-
Do lá có hình vuông
0%
- Do quả có hình vuông
0%- Do cánh hoa hình vuông
0%- Do tiết diện thân cây hình vuông
0%Chính xácBàng vuông là loài cây thân gỗ, phát triển tới độ cao 7 – 25m. Phiến lá hình trứng ngược, dài 20 – 40cm, rộng 10 – 20cm và rụng vào mùa đông.
Đặc biệt, cây bàng vuông có quả đường kính khoảng 9 – 10cm, hình lồng đèn với 4 hoặc 5 cạnh vuông. Do đó cây có tên gọi “bàng vuông”.
Quả bàng phát tán bằng cách trôi nổi trên biển, có thể tồn tại đến 2 năm trong môi trường tự nhiên mà không bị hỏng. Nhờ đặc tính này, hạt cây được phát tán đến những vùng đất rất xa.
3. Ngoài bàng vuông, loài cây nào cũng đặc trưng ở Trường Sa?
-
Cây tra, cây liễu
0%
- Cây liễu, cây phong ba
0%- Cây phong ba, cây mù u
0%- Cây mù u, cây tra
0%Chính xácNgoài bàng vuông, cây phong ba và mù u cũng là những cây đặc trưng của Trường Sa, là “nhân chứng” khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.
Có 4 cây tại Trường Sa đã được công nhận là cây di sản bao gồm: cây phong ba trên đảo Song Tử Tây, cây mù u trên đảo Sơn Ca, cây bàng vuông trên đảo Nam Yết và cây mù u trên đảo Sinh Tồn.
4. Thời nhà Nguyễn, quần đảo Trường Sa có tên gọi là gì?
-
Đại Trường Sa Đảo
0%
- Vạn Lý Trường Sa
0%- Vạn Đảo Trường Sa
0%- Đông Hải Trường Sa
0%Chính xácThời phong kiến, người Việt thành lập các hải đội đo đạc hải trình đến quần đảo Trường Sa, đồng thời cắm cọc tiêu, trồng cây, dựng miếu, cắm bia chủ quyền, xây dựng đồn lũy…
Thời nhà Lê, các đảo ngoài khơi phía Đông được gọi chung là Đại Trường Sa Đảo. Đến thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn, tên gọi Vạn Lý Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ của Phan Huy Chú.
Bản đồ này đánh dấu hai nhóm đảo lớn nằm dọc bờ biển miền Trung, trong đó quần đảo Trường Sa nằm ở phía Nam so với quần đảo Hoàng Sa.
5. Thời kỳ Pháp thuộc, quần đảo Trường Sa đã bị thực dân Pháp sáp nhập vào địa phương nào?
-
Quảng Ngãi
0%
- Bình Định
0%- Bà Rịa
0%- Khánh Hòa
0%Chính xácNăm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa và thành lập đơn vị hành chính Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (1938). Cũng trong thời gian này, quân Pháp xây dựng ngọn hải đăng, các trạm quan trắc khí tượng và vô tuyến điện trên hai quần đảo.
Ngày 14/10/1950, Pháp chính thức giao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho vua Bảo Đại. Đến năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo như đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang… thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngoài ra, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Bình Định
- Vạn Lý Trường Sa
- Cây liễu, cây phong ba
- Do quả có hình vuông
- Cây bàng vuông