Mặc dù hoàn toàn thống trị trong nửa sau của mùa giải 2015 năm ngoái, nhưng SKT T1 vẫn không có được màn trình diễn quá thuyết phục ở kì MSI trước. Cả Fnatic lẫn nhà ĐKVĐ Edward Gaming đều buộc SKT T1 đến với ván đấu thứ năm, và LeBlanc trong tay Faker cũng đã phải nếm mùi thất bại sau khi “mắc bẫy” đội hình mà đội tuyển đến từ Trung Quốc lựa chọn nhằm khắc chế. SKT đã không thể vượt qua được những chướng ngại vật đó và để tuột luôn chức cúp vô địch MSI 2015.

Giờ đây, SKT T1 là đội tuyển duy nhất còn sót lại ở kì MSI trước tham dự giải đấu năm nay. Và đương nhiên, mục tiêu số 1 của nhà ĐKVĐ Thế giới cùng với chức vô địch LCK Mùa Xuân 2016 vừa có được là bổ sung danh hiệu MSI vào bộ sưu tập của họ. Nhưng những anh chàng người Hàn không nên đánh giá thấp 5 đối thủ còn lại mà họ sẽ phải đối đầu tại MSI 2016.

G2 Esports

Hãy bắt đầu với G2. Kể từ khi họ chơi tại LCS, G2 đã trở nên nổi bật vì có những lựa chọn theo metagame rất thông minh. Trick nổi lên như một người đi rừng có khả năng gánh đội với các vị tướng như Nidalee, Graves và Kindred. Kikis thì luôn đảm nhiệm vị trí chống chịu ở đường trên cùng với hỗ trợ Hybrid với vị tướng kiểu như Braum.

Tân binh của mùa giải, Perkz đã cho thấy lượng tướng chơi tốt khổng lồ khi đáp ứng yêu cầu của mọi đội hình đề ra từ những vị tướng có độ đa dụng cao như Lissandra hay các sát thủ yêu cầu kỹ năng tốt như Zed…như anh đã trình diễn ở vòng play-off của LCS Châu Âu Mùa Xuân 2016.

Câu chuyện của G2 chỉ xoay quanh hai nhân tố chính là Perkz và Trick. Họ biết cách gây sức ép lên tất cả các đường bằng lối đảo đường thông minh và tạo lợi thế cho đồng đội. G2 có thể thắng như chẻ tre hoặc cũng có thể thua đau đớn khi thường xuyên mạo hiểm băng trụ…

Không đội tuyển Châu Âu nào có thể tìm ra cách đánh bai bộ đôi đường giữa – đi rừng của G2, nhưng ở đấu trường LMHT quốc tế thì có lẽ mọi chuyện sẽ khác…

Tuyển thủ đáng xem: Trick và Perkz.

Counter Logic Gaming

Tiếp theo sẽ là “người hàng xóm” của G2, Counter Logic Gaming (CLG). CLG giành chiến thắng tại LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2016 sau khi đánh bại TSM với tỉ số 3-2 mà trước đó đội tuyển này chỉ kết thúc giai đoạn vòng bảng ở vị trí thứ hai.

Đến với MSI 2016, CLG phải đối mặt với hai câu hỏi lớn: Liệu Darshan có bị “khớp” không khi phải đối đầu với những người đi đường trên hàng đầu khác hay anh ta lại tiếp tục thất bại? Và Aphromoo có thực sự là một người lãnh đạo đủ giỏi để kêu gọi đồng đội trong những tình huống rất áp lực và sẽ đưa CLG đi đến đâu trong khi phải đối mặt với những đội tuyển mạnh hơn rất nhiều so với giải quốc nội?

Tại nhiều giải đấu quốc tế vừa qua, CLG dường như lạc nhịp hoàn toàn trong metagame và thất bại trong việc thích ứng với cách chơi của các khu vực LMHT khác. Tuy nhiên, nếu CLG muốn chơi tốt ở MSI lần này, họ cần phải đem theo phong độ đã từng thể hiện ở LCS Bắc Mỹ vừa qua.

Họ không nên cố gắng khắc phục điểm yếu mầ nên cải thiện ưu điểm thì tốt hơn. Để Darshan sử dụng các vị tướng có khả năng đẩy lẻ tốt như Ekko để gây áp lực và khiến đối thủ bối rối bằng cách kiểm soát bản đồ. CLG sẽ không thể đọ khả năng giao tranh tổng với các đội khác cùng tham dự MSI 2016.

Một trong những tín hiệu vui dành cho CLG là họ sẽ không phải đối mặt với các người đi đường trên giỏi nhất thế giới tại MSI 2016. Duke không phải là một người đi đường trên “số dzách” kiểu như Smeb hay Ssumday và Darshan hoàn toàn có thể chứng minh bản thân ở giải đấu này. CLG cần phải kiểm soát bản đồ thông minh và nên nhắm tới các mục tiêu lớn khi đổi đường để giành lấy chiến thắng.

Tuyển thủ đáng xem: Aphromoo và Darshan.

SK Telecom T1

Hàn Quốc luôn được coi là khu vực có nền LMHT chuyên nghiệp số một thế giới, ít nhất là về mặt số lượng các đội tuyển có thể cạnh tranh chức vô địch Thế giới. MSI 2016 không chỉ là nơi để chứng minh thực lực giữa các đội Bắc Mỹ và Châu Âu, mà sự xuất hiện của Royal Never Give Up hay cụ thể hơn là SKT T1 để nhấn mạnh thêm vào sự  khác biệt trình độ.

Sau khi gây ấn tượng mạnh mẽ bằng trận thắng trươc ROX Tigers ở trận Chung kết LCK Mùa Xuân 2016, thì hẳn trong suy nghĩ của nhiều người, thì chỉ có hai đội tuyển này mới xứng đáng được coi là mạnh nhất thế giới vào thời điểm này. SKT T1 đã gặp khá nhiều trục trặc ở giai đoạn khởi đầu của mùa giải 2016, một phần nguyên nhân đến từ người đi rừng mới Blank chưa thể gây được áp lực đúng mức. Nhưng chỉ sau vài tuần thích ứng, Blank đã chuyển từ một người đi rừng tân binh thành một trong những tuyển thủ hàng đầu thế giới.

Khi mà ở MSI 2016 không có quá nhiều sự cạnh tranh đến từ đường trên, thì Duke có vẻ được đánh giá cao hơn cả, dù anh chàng này vẫn có những nhược điểm khá lớn. Tuy không thể nào nổi bật bằng Faker trong đội hình của SKT T1, nhưng Bang vẫn luôn được coi là một trong những xạ thủ hàng đầu thế giới vào thời điểm này – khiến cho SKT có tới hai chủ lực tốt nhất tại MSI 2016.

Tuyển thủ đáng xem: Faker và Blank.

Royal Never Give Up

Mặc dù Trung Quốc đã gây thất vọng tràn trề sau liên tiếp những giải đấu mang tầm cỡ quốc tế dạo gần đây, thì nhiều người vẫn có quyền vào đội hình mà tuyển thủ tài năng bậc nhất, Mata đang góp mặt. RNG chưa mạnh như hiện tại do trước kia chưa có sự hiện diện của Mata. Nhưng từ khi nhà cựu vô địch CKTG được đem về đội hình, màn trình diễn tổng thể của RNG đã tiến triển hơn rất nhiều. Người đi đường giữa xiaohu cũng đang ở một đẳng cấp mới hoàn toàn khác, khi anh luôn biết cách thiết lập lối chơi với mọi đối thủ.

Điểm mạnh của RNG xoay quanh các pha giao tranh tổng, lựa chọn vị trí và không thể bỏ qua kỹ năng cá nhân của các thành viên. Nhưng nhược điểm của RNG có lẽ đến từ khả năng phối hợp chưa được hiệu quả lắm của bộ đôi đi rừng – đường giữa khiến cho đây là gánh nặng của họ khi đến với MSI 2016.

Và hẳn là nhà đương kim vô địch LPL Mùa Xuân 2016 biết rõ điều này, nên chắc chắn RNG sẽ tìm ra đối sách thích hợp để cải thiện và khắc phục nó.

Tuyển thủ đáng xem: Mata và xiaohu.

yoe Flash Wolves

yoe đã gây dựng được tên tuổi của họ trong suốt hai năm vừa rồi, khi mà đối thủ luôn đánh giá những chú sói thấp hơn bản thân. SwordArt được cho là hỗ trợ hay nhất tại LMS, và hẳn các fan của khu vực Đài Loan không còn xa lạ với những tuyển thủ như Karsa hay Maple. Tất cả họ đều có kỹ năng cá nhân tốt đến kinh ngạc và đã nhiều lần chứng minh mình đều có thể đáp ứng được yêu cầu của các vị tướng đòi hỏi trình độ ở đẳng cấp cao nhất.

yoe chắc chắn sẽ thách thức mọi đối thủ ở MSI 2016, không ngoại trừ SKT khi mới đây nhất, nhà ĐKVĐ LMS đã thay thế yếu điểm Steak ở đường trên bằng một tuyển thủ tài năng khác là MMD. Khá là thú vị khi được chứng kiến yoe đối đầu với G2, khi mà xét về mặt lý thuyết, bộ đôi đường giữa – đi rừng của cả hai đội này đều có lối chơi khá là tương đồng với nhau. SwordArt là một hỗ trợ tài năng, nhưng NL lại không được đánh giá cao cho lắm – điều tương tự với tình trạng của G2, với Hybrid là một tuyển thủ rất đáng xem, còn Emperor lại không giữ được vị trí tốt và khá mờ nhạt ở giải đấu vừa rồi…

Tuyển thủ đáng xem: Karsha và Maple.

SuperMassive eSports

Cuối cùng nhưng không hề thừa thãi là nhà vô địch của IWCI 2016, SupperMassive eSports sau khi đánh bại Hard Random ở trận Chung kết. Đó không phải là cơ sở chuẩn mực để đánh giá được sức mạnh của SupperMassive eSports vì thực lực ở IWCI là thấp hơn hẳn so với các giải đấu quốc tế khác…

Mặc dù, Lissandra và Azir chắc chắn là nguyên nhân chính dẫn đến chiến thắng của SupperMassive eSports, nhưng chắc chắn ở MSI 2016, họ sẽ không có được hai vị tướng này do các lệnh cấm mà đối phương sử dụng. Naru và Dumbledoge là hai tuyển thủ tốt nhất mà họ đang sở hữu mà SupperMassive eSports có thể trông cậy nếu muốn làm được điều gì đó đặc biệt.

Tuyển thủ đáng xem: Naru và Dumbledoge.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN SỨC MẠNH

  • Hạng S (gần như sẽ chắc chắn vô địch): SKT
  • Hạng A: G2 Esports và yoe Flash Wolves
  • Hạng B: Royal Never Give Up và Counter Logic Gaming
  • Hạng C: SupperMassive eSports

June_6th (Theo thescoreesports.com)