Mẹ tôi mất khi tôi vừa tốt nghiệp cấp 2, còn em gái tôi mới 8 tuổi. Từng ấy năm trời, bố tôi chưa một lần nói đến việc muốn đi bước nữa để có người chăm sóc. Ngoài công việc công chức ngày 8 tiếng, bố tôi dành hầu hết thời gian để chăm nom, dạy bảo anh em tôi từng tý một.
Anh em tôi lần lượt tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm, lấy vợ, lấy chồng rồi sinh con cũng một tay bố tôi lo toan gánh vác. Gần 20 năm “mồ côi vợ” cũng có rất nhiều người phụ nữ cảm mến, yêu thương và quan tâm đến bố, nhưng vì sợ chúng tôi sẽ phải chịu cảnh dì ghẻ con chồng, bố tôi đều từ chối và giữ chừng mực.
Ông nói ông có thể đánh đổi tất cả vì chúng tôi. Thương bố cảnh gà trống nuôi con, anh em tôi lúc nào cũng tâm nguyện phải học hành đoàng hoàng, sống cho tử tế, nhanh chóng ổn định để có thể chăm sóc, phụng dưỡng cho bố tôi.
Nhưng mọi việc chẳng như chúng tôi mong muốn...
Một ngày cách đây 1 năm, bố tôi gọi con cái, dâu rể về họp gia đình và thông báo ông muốn... đi bước nữa. Thực ra, chúng tôi không hề khó khăn gì vì luôn nghĩ rằng “con chăm cha không bằng bà chăm ông”, chỉ cần bố tôi vui vẻ, hạnh phúc là được.
Thế nhưng, người mà bố tôi muốn lấy làm vợ hơn tôi có 1 tuổi. Mẹ kế của chúng tôi là một phụ nữ quá lứa lỡ thì. Điều đáng nói là sau khi cưới, mẹ kế bắt bố tôi phải về ở rể vì “bà” là chỗ dựa duy nhất của bố mẹ bà.
Chiều vợ trẻ, bố tôi quyết khăn gói đi ở rể, mặc kệ con cái ngăn cản và khuyên bảo. Bố chỉ nói với chúng tôi một câu: “Cả đời bố đã sống vì các con, giờ các con đều đã trưởng thành, bố muốn sống vì hạnh phúc của mình và cô ấy là hạnh phúc của bố”.
Thế nhưng, cuộc sống ở rể của bố tôi chẳng dễ chịu gì. Bố mẹ vợ của bố tôi năm nay hơn 70 tuổi, cụ bà thì bị tai biến liệt nửa người còn cụ ông thì bị lẫn. Mẹ kế của chúng tôi hàng ngày đi làm từ sáng tới chiều để bố tôi ở nhà quanh quẩn chăm nom cho 2 người già lẫn cẫn. Không những thế, tiền lương hưu của ông được đồng nào ông đều đưa cho vợ thuốc thang, ăn uống cho bố mẹ vợ.
Có lúc sang thăm bố, thấy bố phờ phạc, mệt mỏi, kêu đau nhức tay chân, anh em tôi ái ngại vô cùng. Có lần tôi đã gọi mẹ kế ra để nói chuyện, bố biết được mắng tôi té tát. Ông nói đây là lựa chọn của ông, ông thấy hạnh phúc vì đã chăm nom, đỡ đần cho người mình yêu thương. Nếu chúng tôi thương ông thì hãy coi mẹ kế tôi như người trong nhà.
3 tháng trước, mẹ vợ của bố tôi phải vào viện phẫu thuật, bố tôi lật đật ra ngân hàng rút tiền tiết kiệm về đóng viện phí. Tôi biết, đó là số tiền mà bố tôi dành dụm bao nhiêu năm để an dưỡng tuổi già.
Chưa hết, vừa rồi, bố tôi bất ngờ gọi cả con cái, dâu rể về họp gia đình. Bố nói ông muốn bán căn nhà của gia đình tôi trước đây, nơi để bàn thờ tổ tiên và của mẹ tôi để lấy tiền xây căn nhà mới bên vợ vì nhà “mẹ kế” chật chội và xập xệ quá.
Nghe bố tôi nói, anh em tôi sốc thực sự, chúng tôi không đồng ý và ra sức ngăn cản việc làm này của bố. Thế nhưng ông nói, nếu chúng tôi muốn giữ lại căn nhà thì mỗi đứa “giúp” ông một chút tiền để ông góp vào xây nhà cho bố mẹ vợ.
Thật chẳng đã, chúng tôi không biết làm cách nào được nữa. Thấy bố chật vật, khổ sở ở rể tuổi xế chiều mà không cách nào khuyên nhủ. Nếu không giúp bố tôi, chúng tôi cũng không lỡ nhìn ông loay hoay xoay tiền đến bạc tóc, còn nếu cứ giúp bố hoàn thành nghĩa vụ với vợ trẻ như thế này chúng tôi có cảm giác không chỉ bố mà cả chúng tôi đều đang bị lợi dụng.
Chúng tôi chẳng biết phải làm thế nào....
Bồ nhí hí hửng khoe có bầu, vợ thản nhiên cho xem tin nhắn khiến cô khóc ngất
Nhìn người tình của chồng hăm hở ném lên bàn tập giấy tờ khám thai khoe có bầu được 3 tháng, Loan mỉm cười. Cô mở từ trong túi ra chiếc điện thoại, đưa cho bồ nhí của chồng xem…
Theo Dân Việt