Jon Rahm chỉ để tâm đến chiếc áo khoác xanh lá cây khi anh đánh cú đánh thứ ba ở hố 18, khi chỉ còn một cú putt nữa để giành chức vô địch Masters Tournament. Cho đến lúc đó, anh đã kìm nén những cảm xúc trào dâng trong mình bằng sự lạnh lùng đáng kinh ngạc.

Tay golf gốc xứ Basque,  cộng đồng tự trị có diện tích nhỏ thứ 4 Tây Ban Nha, không cho phép mình nghĩ về khoảnh khắc mà anh đã chờ đợi cả đời, kể từ ngày hứa với huấn luyện viên Eduardo Celles khi còn nhỏ rằng bản thân sẽ trở thành số 1 thế giới.

Ngôi số 1 ấy, cũng như The Masters, được chính anh dự đoán vào năm 2013, bên chiếc bánh sinh nhật: "Tài năng của bạn sẽ được đền đáp". Cả gia đình Rahm không bao giờ quên thông điệp ấy. Ngay sau đó, chàng trai trẻ Jon viết trên Twitter: "Tôi sẽ vô địch The Masters!".

Trong những phút yếu lòng, khi còn chưa muốn tin vào những gì mình sắp đạt được, Jon Rahm nghĩ đến Rafael Nadal. "Tôi nhớ khi Rafa nói rằng trong trận chung kết Wimbledon 2008 với Federer, anh ấy đã cho phép mình nghĩ về chiến thắng và cuối cùng để thua hai set. Tôi không muốn điều đó xảy ra với mình", ông bố của hai đứa trẻ giải thích sau khoác chiếc áo khoác màu xanh lá cây trên người.

Số 1 thế giới đã hoàn thành bài học cuối cùng đó, trong việc tôi luyện một kỳ The Masters có tâm lý rất cứng rắn vốn bị gián đoạn vì mưa trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy.

Việc các vòng liên tục hoãn buộc Rahm phải thi đấu marathon 30 hố vào Chủ nhật, gồm những hố cuối vòng 3 và vòng 4. Đó là chặng đường dài và anh bắt đầu bằng cú đánh bóng ghi điểm birdie còn sót lại từ ngày hôm trước.

Rahm thành công, trong khi Koepka liên tục đánh trượt. Không chỉ sức bền, mà một cuộc chiến tâm lý được tiến hành ở Augusta với phần thắng cho Jon.

"Tôi rất bình tĩnh, tôi chưa bao giờ bực bội, tôi chưa bao giờ cảm thấy có gì đó ngoài tầm kiểm soát. Đúng là những gì bên ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh những điều xảy ra bên trong. Tôi đã bình tĩnh, tập trung vào trận đấu của mình với niềm tin tuyệt đối", Rahm đề cập đến sự thống trị về mặt tinh thần, trong khi các đối thủ khác chìm trong áp lực ở những hố quyết định.

Anh phân tích về khoảnh khắc quyết định, trở thành người thứ hai trong lịch sử, sau Sam Snead (1952), vô địch The Masters khi mắc lỗi double bogey ngay hố đầu tiên của sự kiện:"Chỉ đến khi phát bóng ở lỗ thứ 18, tôi mới thả lỏng tâm trí. Rồi trước phản ứng của khán giả, tôi bị một làn sóng cảm xúc xâm chiếm vì rất nhiều thứ. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ khóc khi chiến thắng trong một giải đấu golf".

Tâm trí sắt đá đó đã biến Jon Rahm thành một đối thủ luôn khao khát danh hiệu. Giống như Nadal, yếu tố khác biệt nằm trong đầu anh.

Ngôi sao 28 tuổi làm việc trong những năm đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình với một huấn luyện viên tinh thần, Joseba del Carmen, người đã giúp anh định hướng và sử dụng tất cả nguồn năng lượng dồi dào đó để làm lợi thế cho mình.

Ngày nay, Rahm viết một cuốn nhật ký giúp anh nắm bắt được cảm xúc của mình và sử dụng thiền định để kiểm soát cơn lốc cảm xúc có thể cảm nhận được trên sân golf, đặc biệt là vào những ngày nhịp tim nhanh như trận khép lại giải The Masters 2023.

Việc làm chủ đam mê khiến anh giống với Tiger Woods, người vào thời hoàng kim di chuyển như một robot, thản nhiên trước mọi tiếng ồn xung quanh. Ở vòng đua cuối cùng tại Augusta, Rahm là một tảng băng trôi mặc dù bên trong có một ngọn núi lửa đang hoạt động.

Với Woods, anh đã chia sẻ vòng 4 của Masters Tournament năm ngoái, khi cả hai không còn cơ hội chiến thắng và họ trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề cá nhân hơn, như làm cha. Một vòng đấu tại Augusta với "Siêu Hổ", người có 5 lần chiến thắng áo khoác xanh, luôn là bậc thầy.

Rahm tìm đến cuốn sách giáo khoa tâm lý học khi anh mở màn giải đấu với lỗi bogey vào ngày thứ Năm tuần trước. Anh gần như không cần phải giải tỏa tâm trí và ghi chuỗi hai cú birdie liên tiếp để trở về điểm xuất phát.

Nỗi thất vọng biến mất để tung vào thử thách lớn của mình. Như lần đó vào năm 2021, khi anh phải rời khỏi Memorial Tournament, giải đấu của huyền thoại Jack Nicklaus, xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào lúc anh là người dẫn đầu và. Hoặc khi anh bỏ lỡ Thế vận hội Tokyo cũng vì lý do tương tự.

Đối mặt với mỗi trở ngại, Rahm luôn một tâm trí bọc thép.