TIN BÀI KHÁC
Kỳ Duyên dạy con sau đổ vỡ
Bài văn lạ: Thầy giáo Huế 'cãi' thầy Nghệ An
Giáo sư toán đoạt giải thưởng 1 triệu USD
Bài văn lạ: Thầy giáo Huế 'cãi' thầy Nghệ An
Giáo sư toán đoạt giải thưởng 1 triệu USD
|
Chris Keates- tổng thư ký Hiệp hội nhà giáo Nasuwt cho rằng, thế hệ trẻ
có tiếng nói quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục và cộng đồng
trường học của đất nước. |
Theo Hiệp hội nhà giáo Nasuwt, uy quyền của giáo viên sẽ bị giảm sút nếu học sinh cũng có vai trò trong việc quyết định xem họ có được tuyển dụng hay không.
Cũng theo khảo sát, khoảng 87% học sinh cho rằng các em biết điều gì sẽ làm nên một giáo viên giỏi. Rất nhiều em khi được hỏi đã chỉ ra một số phẩm chất giáo viên mà các em cho là quan trọng.
Những phẩm chất đó là: Có kiến thức chuyên môn, đưa ra những đánh giá phản hồi tốt cho học sinh, rõ ràng về những kỳ vọng, biết lắng nghe ý kiến học sinh và phải làm sao thiết kế bài học thật thú vị.
Chỉ 1/3 học sinh cho rằng việc giao bài tập về nhà là quan trọng.
Tiến sỹ Atkinson- người thực hiện khảo sát trên, nhận xét:
“Học sinh là khách hàng của các trường học, và các em đã trải qua rất nhiều phong cách giảng dạy khác nhau trong suốt quá trình học tập. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, các em hiểu được giảng dạy là một nghề đầy thách thức, đòi hỏi giáo viên rất nhiều phẩm chất- không chỉ cần kiến thức chuyên môn hay khả năng “ăn to nói lớn” trước học sinh”.
Bà cho rằng sẽ rất có ý nghĩa khi tận dụng những trải nghiệm của các em trong quá tình tuyển dụng giáo viên.
“Với những đào tạo và hỗ trợ thích hợp, học sinh có thể giúp đưa ra những quan điểm khác biệt và quý giá. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là để các em có hoàn toàn quyền quyết định, những ý kiễn đó chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi”.
Tiến sĩ Atkinson cho biết, có rất nhiều cách cho phép học sinh tham gia vào quá trình này. Ví dụ như tổ chức một buổi phỏng vấn với sự góp mặt của các thành viên hội đồng nhà trường. Sau đó học sinh sẽ đưa ra các ý kiến phản hồi về bài giảng thử của giáo viên.
Quan điểm của tiến sĩ Atkinson được tổng thư ký Hiệp hội nhà giáo quốc gia Christine Blower ủng hộ.
Bà nói: “Vì học sinh không có quyền phủ quyết bất kỳ quyết định bổ nhiệm giáo viên nào nên chúng tôi nghĩ rằng các em có quyền trở thành thành viên của các cơ quan quản lý, đồng thời ý kiến của các em cũng phải được cân nhắc trong quá trình phỏng vấn”.
Chris Keates- tổng thư ký Hiệp hội nhà giáo Nasuwt cho rằng, thế hệ trẻ có tiếng nói quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục và cộng đồng trường học của đất nước.
Tuy nhiên bà cũng cảnh báo thêm: “Việc cho phép học sinh tham gia vào quá trình phỏng vấn hoặc có quyền kiểm soát trực tiếp quá trình tuyển dụng giáo viên sẽ làm giảm sự tôn trọng và uy quyền của giáo viên trong mắt học sinh. Giáo viên sẽ có ít quyền lực hơn, đơn giản vì bây giờ họ phải hợp tác với học sinh”.
- Lơ Nguyễn (Theo BBC)