Nigma là khách mời cuối cùng của ESL One Birmingham

Ngay khi fan hâm mộ Dota 2 đang nghĩ rằng “KuroKy” và đồng đội cần thời nghỉ ngơi sau chuỗi một loạt các giải đấu online mùa coronavirus thì Nigma đang trở lại.

Theo thông báo chính thức của tổ chức vào hôm qua (18/5), Nigma đã nhận lời mời tham dự khu vực châu Âu và CIS của ESL One Birmingham 2020 – giải đấu online trị giá 200,000 USD, diễn ra từ 24/5-07/6.

Chưa rõ vì lý do gì khiến Nigma mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định đến vậy. Nhưng với việc đã xác nhận tham gia, Nigma là cái tên cuối cùng trong tổng số 36 teams tranh tài ở bốn khu vực thuộc ESL One Birmingham.

Khác với trường hợp của Aggressive Mode và Team Unique – hai teams đã vượt qua Vòng loại Khu vực – Nigma nhận được tấm vé mời đặc cách từ BTC ESL.

16 teams góp mặt tại khu vực EU & CIS của ESL One Birmingham

Phong độ dạo gần đây của Nigma là không tốt khi họ thường xuyên bị loại từ sớm khỏi các giải đấu online – lần lượt ở khu vực EU & CIS thuộc ESL One Los Angeles 2020, WePlay! Pushka League Season 1 và Gamers Without Borders 2020.

Nigma cũng không có tên tại giải đấu hàng đầu khu vực EU & CIS đang diễn ra, OGA Dota PIT 2020 Online, khiến nhiều người đặt ra nghi vấn.

Do đó, màn trình diễn của Nigma tại ESL One Birmingham sẽ là câu trả lời xác đáng nhất dành cho fan hâm mộ - những người đang nghi hoặc về tham vọng cũng như thái độ thi đấu của đội hình giành ngôi Á quân The International 9.

16 top teams EU & CIS sẽ được chia thành hai bảng tại vòng bảng ESL One Birmingham, nơi họ sẽ thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm. Sau đó, hai teams có thành tích tốt nhất mỗi bảng sẽ điền tên vào Nhánh Thắng, các đội hạng 3 và 4 rơi xuống Nhánh Thua trong khi phần còn lại phải rời cuộc chơi.

Tất cả các trận đấu sẽ diễn ra theo thể thức Bo3, ngoại trừ Chung kết Tổng áp dụng Bo5.

Hiện ESL vẫn chưa công bố kết quả bốc thăm cũng như lịch trình diễn ra các trận đấu.

Cần tối thiểu 400,000 USD/năm để nuôi một Tier-2 team

Đội hình trẻ VP.Prodigy của VP đang gặt hái được những kết quả tích cực trong thời gian qua với chức vô địch Epic Prime League Season 1 (65,000 USD) cùng ngôi Á quân WePlay! Pushka League (45,000 USD)

Cựu Tổng Giám đốc của Virtus.pro Roman Dvoryankin cùng BLV tiếng Nga nổi tiếng Vitaly “v1lat” Volochay đã có cuộc thảo luận về chi phí vận hành một team Dota 2.

Trong một số podcast của v1lat hồi đầu tháng này, hai người bọn họ đều nhất trí rằng phải chi ít nhất 400,000 USD/năm (hơn 9.2 tỷ đồng) để nuôi một Tier-2 team.

Theo tính toán của Dvoryankin và v1lat, họ chỉ liệt kê ra các khoản cơ bản - bao gồm lương cho các players, ban huấn luyện và quản lý, chi phí bootcamp hay tiền di chuyển đến các địa điểm thi đấu giải LAN.

Theo cách tính của Dvoryankin:

  • 20,000 USD/5 players/tháng (còn tăng lên nếu có ngôi sao) + 3,000 USD/quản lý/HLV/tháng = 250,000 USD lương cơ bản cho một team (chưa bao gồm các chi phí cho Giám đốc, luật sự, chuyên gia tài chính,…nếu như team gặp vấn đề về pháp lý).
  • 200 USD/người/ngày cho mỗi đợt bootcamp. Trung bình khoảng 60 ngày bootcamp, tức 72,000 USD.
  • Chi phí phát sinh rơi vào khoảng 18,000 USD cho những lần di chuyển không được BTC giải đấu thanh toán.

Dvoryankin lưu ý rằng nếu chỉ dựa vào tiền thưởng và các khoản tài trợ thì một Tier-2 team không thể hoàn lại vốn đầu tư. Để có thể duy trì hoạt động, họ phải thắng 3 triệu USD tiền thưởng/năm – con số gần như không tưởng nếu không thể thi đấu thành công tại The International.

Rõ ràng là bạn không thể hoàn vốn nhờ tiển thưởng. Năm ngoái, Gambit Esports có thể nương nhờ một nhà tài trợ vững mạnh, một nhà cái có thể bỏ ra khoảng 20-30% tổng chi phí. […] Bạn vẫn có thể tìm thấy một vài nhà tài trợ sẵn lòng chi 50-70,000 USD. Nhưng vẫn còn một nửa nữa, tức là bạn vẫn âm 200,000 USD. Ngay cả khi chúng tôi trích 15% (từ tiền giải thưởng), team vẫn phải thắng 3 triệu USD mới có thể tiếp tục hoạt động” – người cũ của VP cho hay.

Để duy trì một team gồm một đội hình Dota 2 cùng năm nhân viên sẽ tiêu tốn tới nửa triệu USD một năm đấy là bạn còn không thuê văn phòng. Vậy làm thế nào để chi trả khoản tiền đó? Nếu bạn biết cách làm ăn thì vẫn có thể làm được. Mọi người đều nói hầu hết các tổ chức esports đều hoạt động trong cảnh nợ nần – đúng vậy” – v1lat bình luận.

Cũng theo BLV này, có rất ít các tổ chức thể thao điện tử có thể sống bằng tiền thưởng và số vốn đầu tư từ các đối tác. Điều đó buộc họ phải năng động trên thị trường bán đồ lưu niệm, kinh doanh từ chính thương hiệu của tổ chức hoặc nhiều giao dịch khác – kể cả với các nhà tổ chức giải đấu.

None