Văn bản này được gửi đến một loạt cơ quan như: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Điều tiết điện lực đề nghị thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại về việc đàm phán giá tạm để sớm đưa các nhà máy điện chuyển tiếp đi vào vận hành.

Có 28 dự án đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá Bộ Công Thương đưa ra

Trong đó, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương thực hiện nhiều nội dung công việc để thúc đẩy tiến độ đưa các dự án hoàn thành phát điện lên lưới.

Cụ thể, đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định, EVN khẩn trương đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới điện theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Công văn số 3184/BCT-DTÐL.

Đối với các nhà máy điện chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm thời, Bộ Công Thương đề nghị EVN khẩn trương ký kết hợp đồng mua bán điện và rà soát các thủ tục để sớm cho vận hành phát điện lên lưới điện. Các nhà máy điện còn lại, EVN sớm thoả thuận giá tạm thời với các chủ đầu tư trước ngày 27/5/2023 để trình Bộ Công Thương phê duyệt và tiến hành đồng thời với việc hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán điện.

Khung giá Bộ Công Thương đưa ra

EVN phải chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan như thoả thuận đấu nối (nếu đã hết hạn) trước ngày 27/5/2023; hoàn thành thực hiện các thử nghiệm theo quy định trước ngày 27/5/2023 đối với các nhà máy điện đã đăng ký thử nghiệm. Xem xét kết quả thử nghiệm của các nhà máy điện, đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và các quy định có liên quan.

"Khẩn trương tối đa xem xét các hồ sơ chủ đầu tư nộp, rà soát các yêu cầu đối với chủ đầu tư về thành phần hồ sơ đàm phán giá điện, đảm bảo đơn giản hoá thủ tục nhưng chặt chẽ, hợp lý và đúng quy định", văn bản Bộ Công Thương nêu.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh theo phân cấp có nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp phối hợp với các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thẩm định thiết kế, thiết kế điều chỉnh (nếu có) và kiểm tra công tác nghiệm thu theo thẩm quyền.

"Yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo hướng dẫn các chủ đầu tư vướng mắc về quy hoạch trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư; khẩn trương thực hiện công tác cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành", Bộ Công Thương giao nhiệm vụ.

Cập nhật của EVN cho thấy: Đến 17h30 ngày 25/5/2023, đã có 44/85 dự án năng lượng tái tạo chưa có giá gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.

Trong số này, có 28 dự án đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương), trong đó có 19 dự án (hoặc một phần dự án) đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký PPA.

Mức giá tạm thời để doanh nghiệp nối lưới là tối đa 50% giá trần khung giá phát điện tại Quyết định số 21 (tương đương, mỗi kWh điện mặt trời mặt đất là 592,45 đồng; điện mặt trời nổi là 754,13 đồng; điện gió trong đất liền là 793,56 đồng; điện gió trên biển là 907,97 đồng).