Đậu đỏ (Vigna angularis) là một loại cây hàng năm được trồng rộng rãi khắp Đông Á và dãy Hymalaya để lấy hạt. Đậu đỏ rất bổ dưỡng với các thành phần dinh dưỡng như carbohydrate, protein, lipid, folate, mangan, phospho, kali, đồng, magie, kẽm, sắt, thiamine, vitamin B6, riboflavin, niacin, canxi…
Trong ẩm thực Đông Á, đậu đỏ thường được làm ngọt trước khi ăn. Đặc biệt, nó thường được nấu với đường (chè đậu đỏ) hoặc tạo thành bột đậu đỏ.
Bột đậu đỏ làm từ đậu đỏ được sử dụng trong nhiều món ăn châu Á. Một số nền văn hóa châu Á (như Hàn Quốc) thưởng thức bột đậu đỏ như một loại nhân hoặc phủ trên các loại bánh.
Nghiên cứu cho thấy đậu đỏ có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol, giảm vòng eo và tăng cường năng lượng.
Các loại đậu thường là thực phẩm chính trong chế độ ăn của nhiều người ăn chay, và các nghiên cứu cho thấy các loại đậu, trong đó có đậu đỏ, có thể là lý do chính khiến cách ăn này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Với hàm lượng protein và chất xơ cao, đậu đỏ rất tốt để giúp kiểm soát lượng đường huyết. Nghiên cứu trên động vật thậm chí còn chỉ ra rằng protein có trong đậu đỏ thậm chí có thể ức chế các α-glucosidase trong ruột, là những enzym liên quan đến việc phá vỡ các carbohydrate phức tạp như tinh bột và glycogen. Nói cách khác, đậu đỏ hoạt động giống như chất ức chế alpha-glucosidase được dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Điều này làm cho đậu đỏ trở thành một lựa chọn cho kế hoạch ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường, giúp điều trị, quản lý hoặc ngăn ngừa bệnh này. Người bị tiểu đường có thể ăn chè đậu đỏ với điều kiện cho đường ăn kiêng hoặc đường stevia.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc ăn đậu là đầy hơi. Nếu chúng ta ngâm đậu khô thì không được dùng nước đã ngâm đậu để nấu vì nước này sinh ra nhiều khí. Các enzym tiêu hóa giúp giải cứu sự khó khăn trong việc tiêu hóa đậu. Tin tốt là đậu đỏ là một trong những loại đậu dễ tiêu hóa hơn.
Tiến sĩ, Lương Y Phùng Tuấn Giang, Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam