1. Vị công chúa này là ai?
-
An Tư công chúa
0%
- Dương Vân Nga
0%- Lê Ngọc Hân
0%- Lê Ngọc Bình
0%Chính xácLê Ngọc Bình (1785-1810) hay Lê Đức Phi là con út vua Lê Hiển Tông, em gái công chúa Ngọc Hân. Sau đó, bà trở thành vợ của vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn. Sau khi triều đại Tây Sơn đi đến hồi kết, bà trở thành vợ vua Gia Long, vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn. Bàn về số phận lạ lùng của bà, dân gian có câu: “Số chi có số lạ lùng / Con vua lại lấy 2 chồng làm vua”.
2. Công chúa Lê Ngọc Bình có mấy người con với vua Nguyễn?
-
3
0%
- 4
0%- 5
0%- 6
0%Chính xácTheo sách Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực, năm 1802, các hào mục ở Thăng Long bắt được vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản và giao nộp cho nhà Nguyễn.
Vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản sau đó bị Gia Long xử tử. Về phần công chúa Lê Ngọc Bình, bà được vua Gia Long phong làm phi.
Công chúa Lê Ngọc Bình qua đời vào năm 1810, khi mới 27 tuổi. Trước đó, bà sinh cho vua Gia Long hai hoàng tử là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân (1809) và Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (1810), hai công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn.
3. Sau khi diệt chúa Trịnh, Nguyễn Huệ được vua Lê gả cho vị công chúa nào?
-
Huyền Trân công chúa
0%
- Lê Ngọc Hân
0%- Dương Vân Nga
0%- Ngọc Khoa công chúa
0%Chính xácSau khi đánh bại chúa Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”. Thành công tiêu diệt chúa Trịnh, ông tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long để yết kiến vua Lê. Tại đây, Nguyễn Huệ được vua phong làm Uy quốc công và gả cho công chúa Lê Ngọc Hân, lúc đó vừa tròn 16 tuổi.
Về sau, Nguyễn Huệ xưng đế, trở thành Quang Trung Hoàng đế, miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ. Công chúa Lê Ngọc Hân cũng trở thành hoàng hậu của một triều đại phong kiến Việt Nam.
4. Ai từng trở thành hoàng hậu của hai triều đại khác nhau?
-
Lý Chiêu Hoàng
0%
- Dương Vân Nga
0%- Nguyên Tư công chúa
0%- Nguyễn Phúc Khuê Gia
0%Chính xácTrong lịch sử Việt Nam, Dương Vân Nga là người duy nhất làm hoàng hậu dưới hai triều đại khác nhau. Từ năm 968-979, bà là hoàng hậu nhà Đinh, từ năm 980 trở về sau, bà là hoàng hậu của nhà Tiền Lê.
5. Vị công chúa nào chấp nhận cưới vua nước láng giềng để đổi lấy lãnh thổ cho nước Việt?
-
An Tư công chúa
0%
- Huyền Trân công chúa
0%- Lý Chiêu Hoàng
0%- Ngọc Khoa công chúa
0%Chính xácHuyền Trân công chúa (1287-1340) là con gái vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông.
Năm 1306, theo lời hứa của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đã gả bà cho Chế Mân, Quốc vương Chiêm Thành. Bù lại, Chế Mân sẽ nhượng đất hai châu Ô và Lý (vùng đất phía Nam tỉnh Quảng Trị và phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay) cho Đại Việt.
Sau khi Chế Mân qua đời, vua Trần Anh Tông sai người đón Huyền Trân công chúa về nước. Đây cũng là sự kiện góp phần tạo ra xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành sau này.
- Huyền Trân công chúa
- Dương Vân Nga
- Lê Ngọc Hân
- 4
- Dương Vân Nga