Ngụ ngôn La Fontaine có lẽ là một trong những truyện có tính lan truyền rất mạnh bởi truyện được viết dạng thơ, lời lẽ vui vẻ, ngụ ngôn, lại rất dễ đọc, dễ thuộc. Hầu hết các truyện ngụ ngôn La Fontaine đều có thể áp dụng để nói về 1 khía cạnh nào đó trong cuộc sống.
Câu chuyện Gấu và 2 bác lái cũng vậy. Trước hết hãy nghe qua câu chuyện
Túng tiền, hai bác lái
Gạ anh bạn thuộc da
Để bán cho anh ta
Da một con Gấu sống
Mà theo lời hứa khống,
Họ giết chết nay mai
Họ tán tỉnh: Đây loài Vua Gấu,
Da sẽ làm người tậu giàu ra
Đánh lùi cơn rét cắt da
Lót thừa một áo, khéo là được đôi.
Họ tán tới tán lui con Gấu,
Dẻo quẹo hơn mồm lão lái trâu.
Tính suy không kể Gấu đâu,
Mà theo cái bụng, cái đầu lái ta
Hẹn hai bữa giao da Vua Gấu.
Trong kinh doanh, rất nhiều người đã rất dễ bị lừa khi "chỉ nghe" ca ngợi về sản phẩm mà chưa từng được chạm tay vào. Nhất là, thời đại công nghệ hiện nay, việc bán hàng online ngày càng phát triển, rất dễ gặp trường hợp quảng cáo một đường, hàng thật lại một nẻo khác.
Không chỉ kinh doanh online, trên thực tế, việc có rất nhiều người chỉ vì nghe người bán khen sản phẩm của đã sẵn sàng bỏ tiền ra đặt mua, dù chưa chứng thực được sản phẩm đó ra sao. Thường nói, sale giỏi là sale mà, đưa bất cứ sản phẩm gì cho anh ta, anh ta cũng có thể bán được. Tuy nhiên, đó là sản phẩm có thực, nó vẫn là có mức giá của nó tùy theo chất lượng. Còn như 2 bác lái, đang là "tay không" đi "bắt giặc" là bác hàng thuộc da. Câu chuyện còn tiếp diễn:
Mặc cả xong, họ tẩu đi lùng
Gặp ngay một cụ Gấu hung
Nhằm 2 bác lái mà xông thẳng vào.
Hai bác lái khác nào sét đánh,
Giao ước kia phải tính làm sao
Giữ lời – chả giữ được nào!
Họ đành vứt cả ước, giao cho rồi!
Khoản thiệt hại đền bồi phí tổn
Đòi Gấu ư ? Ai dám mảy may!
Bác này trèo tót lên cây,
Bác kia lạnh toát chân tay như đồng,
Nằm nín thở, sấp lưng giả chết.
Như lời nguyền, Gấu ghét thây ma
Thân không sống, không thở ra,
Thân không động đậy, Gấu tha không màng.
Ngài Gấu tựa thằng đần bị bịp
Thấy nằm im tưởng chết thật rồi,
Còn ngờ, ghé mõm tận nơi
Lật qua, lật lại, ngửi hơi mũi, mồm.
Đúng xác chết! Thối om! Thôi, xéo!
Gấu nói xong, tếch nẻo rừng bên.
Thường có câu, cho cái gì sẽ nhận về cái đó. Hai bác lái trong cơn túng quẫn đã đi lừa bác hàng thuộc da. Không những thế còn nhận cọc, ký kết giao kèo. Tuy nhiên "chạy trời không khỏi nắng", hai bác đã dám đưa việc không thể ra để trao đổi, để lừa gạt, nên dẫn đến kết cục đáng buồn. Chuyện Gấu và hai bác lái vẫn còn một đoạn kết:
Tụt xuống đất chạy đến liền,
Bác kia vội tỏ nỗi niềm hân hoan.
Ô may quá! Tưởng tan xác chứ!
Lại rằng: Nào, da Gấu ra sao?
Rỉ tai, Gấu bảo gì nào"
Mà đưa vuốt lật, ghé vào tai anh?
A, Gấu nó bảo mình cậu ạ!
Khi Gấu chưa bị hạ, hãy khoan,
Chớ đem da Gấu rao hàng!
Theo Nguyễn Đình dịch
Câu chuyện về Gấu và hai bác lái cũng là bài học cảnh tỉnh cho mọi người. Gieo cây nào gặt quả đó. Không thể lấy cái không phải của mình về làm của riêng. Và đặc biệt, đi gạt người khác thì kết cục thật là thảm: Không những phải đền bù thiệt hại với bác hàng thuộc da, mà 2 bác lái còn một lần suýt chết.
------------------------------
Đây cũng là một bài học bán hàng. Anh giỏi thì anh sẽ tìm cách bán được hàng dù điều kiện của anh không thể bằng đối thủ. Tuy nhiên, dù giỏi đến mấy, thì bán hàng vẫn cần dựa trên thực lực, thực tế và độ chân thành của mỗi người.
Câu chuyện kể về ông Leroy, giám đốc một công ty chuyên về ô tô cho thấy, bán hàng cần nhất sự chân thành. Ông Leroy là Giám đốc một công ty nhỏ, ngành nghề chủ yếu của công ty ông là kinh doanh ô tô, ngoài ra, công ty ông còn nhận thêm nhiều việc khác để sinh lợi. Ông Leroy chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ về một hợp đồng lớn mà công ty ông đã từng nhận được: Hợp đồng thầu một dự án chiếu sáng trên một hòn đảo.
Chuyện kể rằng, hòn đảo Sentosa đang cải tạo lại, và họ đang mở thầu dự án chiếu sáng trên toàn hòn đảo. Công ty của ông Leroy là một trong rất nhiều công ty nộp đơn xin nhận thầu. Trong buổi phỏng vấn, phía chủ đầu tư đặt câu hỏi:
-Công ty của ông có chữ Auto, phải chăng đây là một công ty chuyên về kinh doanh ô tô? Tại sao công ty ông lại nộp đơn dự thầu? Bên công ty ông có chuyên về chiếu sáng không?
Trước những câu hỏi dồn dập, ông Leroy vẫn tự tin trả lời:
-Đúng, chúng tôi là 1 doanh nghiệp nhỏ, chuyên kinh doanh ô tô, nhưng chúng tôi cũng đã từng lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong văn phòng của chính công ty chúng tôi.
-Thật ư? Thế công ty anh rộng bao nhiêu? Nhân sự có đông không?
-Thưa, văn phòng công ty chúng tôi chỉ 200m2; và chúng tôi hiện có 10 người.
-Ông có hình dung được việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho một hòn đảo không? Nó lớn hơn rất nhiều so với văn phòng công ty ông. Hơn nữa, hiện có rất nhiều đơn dự thầu của nhiều công ty lớn, giàu kinh nghiệm trong việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Làm sao ông có thể cạnh tranh với họ được?.
-Thực hiện dự án hệ thống chiếu sáng cho hòn đảo này chỉ đơn giản là lắp đặt. "Nếu ông chọn công ty lớn, ông chỉ là một trong rất nhiều khách hàng của họ. Còn nếu ông chọn tôi, một công ty nhỏ, ông sẽ là khách hàng lớn nhất của tôi. Và bởi ông là khách hàng lớn nhất, tôi nhất định phải chăm sóc ông kỹ lưỡng nhất" - Leroy đã tự tin trả lời đại diện chủ đầu tư:
-“Một vấn đề nữa, nếu ông chọn nhà thầu là công ty lớn, khi ông muốn thay đổi quyết định, sẽ phải qua nhiều kênh khác nhau, và thủ tục rất phiền hà. Còn ở công ty tôi, tôi là Giám đốc. Ông không phải qua bất kỳ bộ phận nào. Chỉ cần nói với tôi, tôi sẽ giải quyết mọi vấn đề ngay lập tức”.
Công ty nhỏ hay lớn không quan trọng, vấn đề là cách tiếp cận của chúng ta như thế nào. Và hợp đồng lớn đó đã thuộc về Leroy.
Doanh số là quan trọng, nhưng năng lực mới là tố chất, là thước đo sự thành công của một sale. Một người giỏi phải là một người mà đưa cho anh ta bất cứ sản phẩm gì, anh ta cũng tìm cách bán được nó, dù nó là sản phẩm đang bị cạnh tranh đủ đường, là sản phẩm chưa phải là tốt nhất, là sản phẩm không được quá nhiều người ưa chuộng. Ông Leroy trên cương vị là chủ một công ty, nhưng trong trường hợp này, ông cũng là một "người bán hàng".
“Niềm tin tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hành động của họ”, so vậy, một người bán hàng giỏi trước hết cần tự tin vào chính bản thân mình và đặt trọn niềm tin vào chính sản phẩm mình bán.
Theo GenK