W-Trồng rừng   Sơn La (11).jpg

Huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) có diện tích 982,89 km², được bao phủ bởi những vạt rừng xanh ngát. Đây là nơi sinh sống của hệ động vật, thực vật đa dạng, có thể đến các loại cây như tùng, bách, thông, phong lan quý hiếm…

W-trông rừng   sơn la (5).jpg

Đây còn là nơi sinh sống của loài vượn đen má trắng thuộc top những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, được xếp vào nhóm Cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ của UICN. 

W-Trồng rừng   Sơn La (18).jpg

Phần đông dân số Vân Hồ là người dân tộc H'Mong, sống chủ yếu bằng việc trồng trọt, làm nương rãy. Do tình trạng đốt rừng làm nương, rất nhiều diện tích rừng tại đây bị lấn chiếm khiến diện tích ở của đàn vượn đen má trắng bị thu hẹp.

W-Trồng rừng   Sơn La (15).jpg

Sáng 2/6, Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hạt Kiểm lâm Vân Hồ tổ chức hoạt động Rừng Xanh Lên 2024 với mục tiêu trồng phục hồi 25ha rừng nối giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La.

W-Trồng rừng   Sơn La.jpg

Hoạt động trồng rừng lần này đã kêu gọi được bà con thuộc xã Vân Hồ tham gia với mục đích nâng cao nhận thức về việc bảo vệ rừng và khu vực sinh tồn của loại vượn đen má trắng quý hiếm.

W-Trồng rừng   Sơn La (5).jpg

Anh Lương Văn Phùng (kiểm lâm viên) chia sẻ: "Việc bảo vệ rừng phải luôn đi cùng với trồng và phục hồi. Đây là những hoạt động mang tính chất lâu dài, bền vững trong tương lai bởi 5-10 năm sau mới trông thấy hiệu quả. Việc trồng rừng cũng là cách để bà con nơi đây nâng cao nhận thức,  giảm bớt tình trạng phá rừng làm nương rãy", góp phần thúc đẩy giảm nghèo bền vững.

W-Trồng rừng   Sơn La (4).jpg

Chị Tô Bích Ngọc (nhân viên thuộc Tổ chức Pan Nature) cho biết, việc một số bà con dân tộc khai thác rừng sai cách đã phần nào khiến rừng bị suy thoái. Các hoạt động phục hồi rừng góp phần cho mục tiêu chung là tăng độ che phủ của mặt đất, góp phần giảm nguy cơ sa mạc hóa và cải tạo đất đai tốt hơn.

W-Trồng rừng   Sơn La (1).jpg

Để đảm bảo kế sinh nhai cho bà con, các loại cây được sử dụng để trồng thuộc nhóm cây hương liệu: dổi, quế, hồi...

W-Trồng rừng   Sơn La (16).jpg

Sự kiện trồng rừng năm nay thu hút sự tham gia của gần 300 tình nguyện viên đến từ Đoàn Thanh niên huyện Vân Hồ, Hội Phụ nữ xã Vân Hồ, cùng các tổ chức, cá nhân ủng hộ hoạt động phục hồi rừng từ nhiều tỉnh, thành khác nhau.

W-Trồng rừng   Sơn La (13).jpg

Ngoài khu vực rừng trống ngay cạnh đường đi, đoàn còn vượt các dải rừng, thực hiện trồng cây tại các khu vực đồi trống trên cao dễ có nguy cơ sạt nở khi mùa mưa lũ tới.

W-Trồng rừng   Sơn La (17).jpg

Với quyết tâm cao độ cùng sự hưởng ứng, chung tay của cộng đồng, nhất là trong những hoạt động trồng rừng, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Vân Hồ đã đạt được nhiều kết quả tốt.

Rừng ngày càng xanh, giàu về trữ lượng hơn, giá trị đa dạng sinh học cao hơn, các loài động thực vật quý hiếm sẽ được bảo vệ tốt hơn, bà con cũng nhờ rừng, vươn lên trong cuộc sống.