Chia sẻ với VietNamNet, ông Đinh Quang Thao, Phó Giám đốc Công ty Dệt kim thuộc Hanoisimex cho rằng, Việt Nam cần có một chiến lược xây dựng thương hiệu Việt, là của người Việt và được toàn cầu thừa nhận.

Trong lĩnh vực dệt may, phần dệt nhuộm gặp khó bởi không có những thương hiệu mạnh. Ông cho rằng, vấn đề cốt lõi nằm ở khâu quản trị, chiến lược chứ không phải vấn đề kỹ thuạt.

Chúng ta đang đặt mục tiêu nội địa hoá là 45%, nhưng tôi cho rằng, nghĩ chỉ số này ở ngành dệt may phải đạt 80% trở lên mới đáp ứng được cho ngành này Việt Nam tự chủ phát triển được.

“Nếu chúng ta có thương hiệu, từ thương hiệu sẽ đẩy mạnh quản trị và phát triển bền vững được. Tôi nghĩ là người Việt Nam chắc chắn làm được”, ông Thao chia sẻ.

{keywords}
Cần xây dựng thương hiệu Việt cho CNHT dệt may
{keywords}
Chiến lược phát triển dệt may đến năm 2035 cần được sớm ban hành

Việt Nam có thể học bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc. Giai đoạn trước, toàn bộ công nghệ được người Hàn Quốc học của người Nhật và Mỹ. Quản trị lấy của Mỹ, kĩ thuật lấy của Nhật và Đức, từ đó, người Hàn Quốc làm ra các sản phẩm dệt may, làm về thuốc nhuộm, làm về hóa chất, làm về vải...

Phần thiết kế của các nhà thời trang, muốn có hãng lớn thì chúng ta phải thiết kế được. Điều này liên quan đến vấn đề design, đội ngũ thiết kế là cực kỳ quan trọng. Theo ông Thao, thiết kế thời trang ở Việt Nam vẫn chưa đạt được chất lượng như nước bạn.

“Tôi đã từng tham gia vào team thiết kế về nguyên liệu áo có bông sen chìm của Hãng Hàng không Việt Nam. Nhưng sau đó, nhà thiết kế Minh Hạnh không tìm được ai thiết kế trong nước phù hợp, kể cả Thái Tuấn.

Đồng tình với ông Thao, ông Thân Đức Việt, TGĐ Tổng công ty May 10 cũng nhìn nhận, Việt Nam thiếu thiết kế.

Mỗi 1 năm, chúng tôi cần khoảng 2000 design nhưng nhà cung ứng trong nước chỉ chọn được 100 mẫu, bằng 1/10 mẫu design.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đáp ứng được cả 2000 design.  Tại thành phố Shaoxing của Trung Quốc, họ có tới 4000 nhà máy dệt. Trong khi đó, nhà máy dệt ở phía Bắc chúng ta chắc chưa hết hai đầu ngón tay. Còn vào Quảng Châu, có khoảng 3000 - 4000 nhà cung cấp từ A đến Z đối với sản phẩm quần jean, quần bò. Vấn đề này liên quan quy hoạch của chính phủ.

Theo các doanh nghiệp, ngành dệt may cần sớm có Chiến lược phát triển ngành. Chiến lược này đã được bàn thảo tại Bộ Công Thương vào tháng 6 năm ngoái nhưng đến nay, vẫn chưa có bước tiến mới.

Cùng với xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp cho rằng, giá và chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo tính cạnh tranh thì ngành dệt may mới có thể hồi phục bứt phá.

Băng Dương