- Mặc dù là có nền giáo dục tiến bộ, Thụy Điển vẫn không ngừng cải tiến để tiếp tục hướng tới sự ưu việt.

Trước năm 1994, nền giáo dục của Thụy Điển cũng gần giống như ở Anh, Bộ Giáo dục chỉ đạo khá nghiêm ngặt, với những chương trình của các cấp học và phương pháp dạy học truyền thống. Năm 1994, Thụy Điển thực hiện cải cách từ mẫu giáo đến THPT, xây dựng kiến thức kết hợp với việc chuẩn bị cho lực luợng lao động trong nền kinh tế toàn cầu.

Các bài kiểm tra của của PISA - cũng như sự tranh cãi ở nhiều quốc gia khác - ở đất nước này cũng được nhìn nhận là "quá tập trung vào toán học và khoa học, loại trừ tất cả các lĩnh vực giáo dục kích thích sự phát triển cá nhân, đạo đức và sự sáng tạo.

{keywords}
Nhóm nam sinh sau giờ ăn trưa

Tuy nhiên, trong khi cuộc thảo luận giữa các nhà phê bình và người bảo vệ PISA tiếp tục, Chính phủ Thụy Điển đang tìm cách để cải tiến hơn nữa hệ thống giáo dục, nhất là trong tương quan với đất nước láng giềng Phần Lan, hay Hàn Quốc - nơi lương giáo viên cao hơn, hoặc ở Hà Lan, nơi có quy mô lớp nhỏ hơn.

Một số cải cách đã được thực hiện trong vài năm qua, nhằm nâng cao kết quả học tập và nâng cao vị thế của nghề dạy học. Năm 2011, Thụy Điển ban hành đạo luật Giáo dục mới, thúc đẩy việc giám sát, tự do lựa chọn, an toàn và an toàn của học sinh. Cũng trong năm này, chương trình học tập hợp nhất cho các trường học bắt buộc cho tất cả học sinh, các trường Sami, các trường đặc biệt và các trường THPT có hiệu lực.

Để gia tăng tính hội nhập và tương thích với thế giới, hệ thống tính điểm cũ cũ với bốn cấp từ Pass with Special Distinction (MVG) xuống Did Not Pass (IG) cũng đã được thay thế bằng một thang điểm mới với 6 cấp từ A đến F.

Trường trung học phổ thông ở Thụy Điển (các gymasium) có 18 chương trình quốc gia để học sinh lựa chọn, trong số đó 6 chương trình chuẩn bị cho vào đại học, và 12 chương trình để học nghề.

Rosendalsgymnasie là một trường THPT nằm ở tỉnh Uppsala - cách thủ đô Stockhome hơn 1 giờ chạy ô tô. Trường dạy học bằng tiếng Thụy Điển và tiếng Anh.

Tại đây, học sinh tham gia hầu như mọi mặt của quá trình học tập, từ việc lập kế hoạch học tập, đánh giá, và cả tiêu chuẩn cho việc đánh giá. Học sinh được hướng dẫn và khuyến khích tự lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình.

{keywords}
Một nam sinh đại diện cho nhóm đang trình bày một dự án về môi trường cho các khách tham quan trường. Ảnh: Hạ Anh

Cũng như ở nhiều trường THPT khác, học sinh của trường được dạy dỗ, rèn luyện để thích ứng sớm với thị trường lao động như: làm việc theo nhóm, kỹ thuật thực hành, giải quyết vấn đề và tinh thần dám nghĩ dám làm trong doanh nghiệp. Thông qua việc từng nhóm học sinh thực hiện các đồ án dưới sự hướng dẫn của thầy cô, các phẩm chất này được rèn giũa. Kết quả của dự án được xem xét để đánh giá tốt nghiệp phổ thông. Theo một thống kê đến năm 2014, hàng năm có khoảng 88% học sinh THPT đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp bậc học này.

Có mặt tại trường đầu tháng 9/2017, VietNamNet đã ghi nhận những hình ảnh một buổi ăn trưa của học sinh tại đây:

{keywords}
{keywords}
Phòng để thức ăn
{keywords}
Các món phổ biến

{keywords}
{keywords}
Trong số các món ăn tự chọn, có cả món cơm châu Á
{keywords}
Khoảng không gian bên trong trường, nơi học sinh ngồi ăn trưa
{keywords}
Trò chuyện với khách tham quan
{keywords}
Hai cô gái người Ả rập này không phải học sinh THPT. Các cô đến trường này để học tiếng Thụy Điển vào các giờ học tiếng. Đồ ăn tại trường có nhiều món nấu theo phong cách đạo Hồi nên các cô dễ thích nghi
{keywords}

{keywords}
Nhiều nhóm bạn chọn chỗ ăn trưa ở ngoài sân trường, dưới tán cây
{keywords}
{keywords}
Những phút giây sảng khoái sau giờ học, giờ ăn
{keywords}

{keywords}
{keywords}
Bên trong hành lang của trường, sát với khu vực ăn trưa, nhóm nữ sinh đang tán gẫu

Hạ Anh