{keywords}
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT - Bộ GD&ĐT, Tổ công tác triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học.(Ảnh: moet.gov.vn)

Tổ công tác triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học còn có 1 Phó Tổ trưởng là ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&DT cùng 9 thành viên.

Trong 9 thành viên Tổ công tác, có 5 thành viên là lãnh đạo các trường đại học, học viện, gồm các ông: Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT; Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang; Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng trường Đại học Phenikaa; Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Đặng Hoài Bắc, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Tổ công tác còn có những thành viên khác là ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT - Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT; ông Phan Thế Hùng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Trưởng phòng, Phòng Chính sách CNTT, Cục CNTT, Bộ GD&ĐT.

Tổ công tác có nhiệm vụ phối hợp các đơn vị hợp tác triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học.

{keywords}
Nhiệm vụ của Tổ công tác mới được Bộ GD&ĐT thành lập là phối hợp với các đơn vị hợp tác triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học. (Ảnh minh họa)

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định giáo dục là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Chuyển đổi số GD&ĐT nhất là đại học và dạy nghề được nhận định là con đường đúng nhất và nhanh nhất để tạo sự đột phá cho ngành.

Theo Bộ GD&ĐT, ngay sau khi Chương trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt, ngành GD&ĐT đã đặt mục tiêu tiên phong trong triển khai chuyển đổi số. Đặc biệt, tháng 12/2020, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ TT&TT tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục” để trao đổi, định hướng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số và quốc gia số.

Trong phương hướng thời gian tới, bên cạnh việc xây dựng Đề án tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ GD&ĐT cũng tập trung vào nhiệm vụ xây dựng các mô hình chuyển đổi số thành công; đẩy mạnh thử nghiệm những mô hình mới, giải pháp mới, công nghệ mới về chuyển đổi số trong giáo dục.

Đề cập đến chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học, nhận định đại học số là khái niệm mới không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, Bộ TT&TT đã đưa ra một số định hướng triển khai đại học số.

Cụ thể, đại học số là đại học có toàn bộ hoạt động trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để tối ưu hoạt động quản lý; tối ưu hóa, thay đổi trải nghiệm, chất lượng dạy và học, thay đổi mô hình đào tạo, kịp thời đưa ra mô hình đào tạo mới.

Đại học số là quốc gia số thu nhỏ với 3 trụ cột lớn là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Theo đó, từ góc độ hình thành chính quyền số, bộ máy quản trị phải đi tiên phong trong quá trình chuyển đổi, đi đầu trong việc áp dụng cái mới, dám chấp nhận cái mới, dám đưa ra chính sách mới, mô hình mới.

Từ góc độ kinh tế số là tinh thần doanh nhân, đại học số cần trở thành cái nôi ươm tạo tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp. Đặc biệt, đại học số còn phải hoạt động theo mô hình của một doanh nghiệp số.

Còn từ góc độ xã hội số là sinh viên số, giảng viên số và văn hóa số, đại học số phải là môi trường số tiên phong ứng dụng những công nghệ số mới nhất, từ đó phổ biến ra xã hội rộng hơn. Đồng thời, đại học số còn là môi trường hình thành ra một thế hệ công dân số.

M.T

Thí sinh dự tuyển vào PTIT có thể theo dõi thông tin tuyển sinh qua app PTIT S-Link

Thí sinh dự tuyển vào PTIT có thể theo dõi thông tin tuyển sinh qua app PTIT S-Link

Bên cạnh việc khai online hồ sơ đăng ký xét tuyển kết hợp, qua ứng dụng PTIT S-Link, các thí sinh và phụ huynh còn có thể theo dõi các thông tin tuyển sinh, theo dõi kết quả xét tuyển, xác nhận nhập học, nộp hồ sơ nhập học.