Làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân cách thành phố Phan Rang–Tháp Chàm chừng 10km về phía Nam. Là ngôi làng của người Chăm có truyền thống làm đồ gốm từ vài trăm năm với những sản phẩm gốm biểu trưng của nền văn minh Champa cổ xưa.
Ninh Thuận chỉ có duy nhất làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân (Ninh Phước - Ninh Thuận) còn bảo tồn nghề làm gốm. Làng Bàu Trúc tiếng Chăm gọi là Palei Hamu Craok (người Việt phát âm thành Ma Tró). Ngày xưa, làng còn có tên gọi khác là Danao Panrang, danh xưng theo đơn vị hành chính là thôn Vĩnh Thuận, ngày nay, gọi là khu phố Bàu Trúc.
Cả Ninh Thuận có đến hàng chục làng Chăm nhưng chỉ có đất từ cánh đồng bên bờ sông Quao của làng Bàu Trúc mới có thể làm được gốm. Đây là loại đất sét nổi tiếng dẻo, mềm. Không giống như gốm Bát Tràng ở Hà Nội hay gốm Chu Đậu ở Hải Dương, gốm Bàu Trúc có những nét độc đáo rất riêng. Trong từng sản phẩm làm ra đều thể hiện sự tinh tế, kỹ lưỡng và chịu khó của người phụ nữ Chăm truyền thống. Từng đường xoay, chải vuốt đều rất tỉ mẩn vì đây là loại gốm hoàn toàn làm thủ công.
Năm 2017, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố quyết định chứng nhận nghệ thuật làm gốm của người Chăm Bàu Trúc được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hiện làng nghề này đã được Chính phủ đồng ý và trình UNESCO xem xét đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Những khoảng sân lớn trong làng Bàu Trúc thường được sử dụng để làm nơi nung gốm.
Nét độc đáo và đặc trưng của gốm Bàu Trúc là tất cả công đoạn đều làm thủ công, thay vì dùng bàn xoay, người làm phải dùng cả người để xoay quanh sản phẩm chế tác. Có lẽ vì vậy mỗi sản phẩm gốm Bàu Trúc đều có nét riêng.
Thời gian rảnh rỗi, trẻ em giúp cha mẹ làm nhuyễn đất.
Không sử dụng lò nướng, người dân Bàu Trúc nung gốm bằng trấu, rơm... ngay trên mặt sân.
Màu gốm Bàu Trúc được tạo thành từ màu tự nhiên bằng cách ngâm các loại rễ cây với nước lã, sau đó quét lên các sản phẩm.
Các quy trình chính để làm ra sản phẩm gốm là khai thác đất sét, xử lý đất sét, tạo hình khối, hoa văn trang trí, phơi gốm để tu chỉnh và nung gốm.
Sản phẩm của gốm Bàu Trúc rất đa dạng và phong phú, bao gồm các đồ gia dụng như lu nước, nồi, bình, chậu, ấm, ly, phù điêu tượng thần và gạch dùng trong kiến trúc xây dựng.
Có giả thuyết nói về nguồn gốc của nghề gốm ở Bàu Trúc là do dòng tộc Kut Drai đã truyền dạy cho người dân trong làng bí quyết về kỹ thuật làm gốm. Ngày nay, con cháu của dòng tộc Kut Drai vẫn đang duy trì nghề làm gốm của tổ tiên bằng các phương pháp thủ công truyền thống không sử dụng bàn xoay và không sử dụng kỹ thuật tráng men.
Ninh Thuận là nơi hội tụ nhiều di sản văn hóa Chăm, ngoài các di tích đền tháp, lễ hội văn hóa đặc sắc, nơi đây, còn bảo tồn được các làng nghề truyền thống đã được lưu truyền từ hàng trăm năm qua.
Gốm Bàu Trúc mang nhiều nét biểu trưng của nền văn minh Champa cổ xưa.
Từ những đặc điểm chế tác, màu sắc, hoa văn trang trí và các dòng sản phẩm cho thấy gốm Bàu Trúc là sự tiếp nối, kế thừa dòng gốm Sa Huỳnh và gốm Gò Sành của người Champa nổi tiếng trong lịch sử.
Một nghệ nhân trẻ làng gốm Bàu Trúc đang chế tác tượng thần, một trong những biểu trưng của văn hóa Champa.
Đan Lai là dân tộc ít người, sinh sống chủ yếu ở miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An. Đói nghèo bủa vây, hôn nhân cận huyết thống kéo dài nhiều năm khiến tộc người Đan Lai ở huyện Con Cuông (huyện miền núi Nghệ An) đứng trước nguy cơ sacuy vong giống nòi.
MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tạo nên nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, mạnh mẽ,
Đảng đoàn đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội trên phạm vi cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đại đoàn kết phải diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở tất cả các khu dân cư, các ngành, các cấp để chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất.
Nguồn lực của các tôn giáo có vai trò quan trọng cùng với nguồn lực của các giai tầng trong xã hội góp phần xây dựng, thúc đẩy Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững.
Ủy ban Hòa bình Việt Nam phối hợp với Giáp hội phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới và Buổi chia sẻ thông tin về hòa bình nhằm tuyên truyền về truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng vừa phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Phật giáo Thái Nguyên với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước'.
Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp do kiều bào đầu tư với số vốn hơn 45 nghìn tỷ đồng, thu hút hơn 400 trí thức kiều bào về làm việc dài hạn, gần 200 tri thức tham gia hợp tác nghiên cứu.
Nhiều hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa diễn ra tại huyện Hớn Quản và thị xã Bình Long (tỉnh Bình Phước) nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thương binh, liệt sỹ và kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/8/1972-28/8/2022).
Tròn 1 năm sau khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 quét qua TP.HCM lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức Đại lễ tưởng niệm - kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất phức tạp, khó dự báo, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả tích cực.
Xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” là sự phát triển tư tưởng lấy “dân là gốc”, phát huy sức mạnh của nhân dân, là “kế sách giữ nước” từ sớm, từ xa.