Nhân viên kỳ cựu của Electronic Arts rời đi sau 20 năm cống hiến

Đó là trường hợp của Frank Gibeau, nhân viên điều hành có thâm niên 20 năm hoạt động trong nội bộ của gã khổng lồ EA.

Trước khi quyết định ra đi, Frank là phó chủ tịch điều hành của EA Mobile, vai trò mà ông đã đảm nhận từ năm 2013. Trước nữa, ông từng là chủ tịch của EA Games EA Labels, chuyên giám sát các thương hiệu game mà công ty phát triển như Battlefield, FIFA, Madden NFL, Need for SpeedThe Sims.

Frank Gibeau.

CEO của EA, Andrew Wilson (được cho là sẽ kế nhiệm vị trí mà Gibeau để lại) chia sẻ:

“Ngày hôm nay, chúng tôi được thông báo rằng Frank Gibeau đã lựa chọn sẽ rời khỏi Electronic Arts. Trong suốt sự nghiệp 20 năm của mình, Frank đã có nhiều đóng góp đáng kể cho công ty, cộng đồng và các trò chơi mà hãng phát triển. Gần đây, ông đã hết sức nỗ lực tạo dựng nên một đội ngũ phát triển vững mạnh cho EA Mobile. Chúng tôi rất cảm kích trước những gì mà Frank đã làm khi còn ở EA và chúc ông thuận lợi trên con đường sự nghiệp sau này.”

Wilson nhấn mạnh rằng game mobile đang là nền tảng chủ chốt mà EA muốn tập trung khai thác và dưới đội ngũ phát triển ưu tú được Frank đặt nền móng trước đó cùng lượng khách hàng đông đảo mà họ đang sở hữu, EA Mobile hoàn toàn có khả năng đạt được một vị trí khó lung lay giữa bối cảnh thị trường hiện nay.

Valve tham gia vụ kiện của Blizzard và Lilith Games

Vài tháng trước, sự việc 2 công ty Trung Quốc – Blizzard Entertainment cùng Lilith Game – vướng vào vụ kiện tụng xoay quanh tựa game mobile đình đám DotA Truyền Kỳ (tên gốc Đao Tháp Truyền Kỳ - tên tiếng anh DotArena) do sử dụng hình ảnh nhân vật giống với WarCraft.

Tuy nhiên, gần đây Valve lại có động thái tham gia vào cuộc kiện tụng này khi đã nộp đơn kiện lên Tòa án quận Hải Điền, Bắc Kinh với cáo buộc Lilith Games Longtu Games vi phạm quyền sở hữu thương hiệu, vi phạm bản quyền và cạnh tranh không lành mạnh. Valve yêu cầu Lilith GamesLongtu Games phải bồi thường khoản phí lên tới 31 triệu tệ (khoảng 109 tỷ VND).

Theo đơn kiện của Valve, công ty này đã đăng ký bảo hộ thương hiệu và sở hữu bản quyền đối với thương hiệu DotA 2 cùng hình ảnh các nhân vật trong game, trò chơi được phát hành bởi Perfect World từ tháng 10 năm 2012.

Song, việc Lilith Games phát triển DotA Truyền KỳLongtu Games phát hành trò chơi này tại Trung Quốc vào đầu năm 2014 lấy tên Đao Tháp Truyền Kỳ đã vi phạm thương hiệu mà Valve đăng ký trước đó (Đao Tháp = DotA). Valve cho rằng việc này khiến game thủ Trung Quốc sẽ hiểu lầm Đao Tháp Truyền Kỳ là trò chơi được cấp phép phát triển từ nội dung của DotA 2, chính vì vậy, công ty này đã quyết định khởi kiện Lilith Games Longtu Games.

Nintendo nói không với tư duy ‘bắt chước’ trong thị trường game mobile

Theo lời của CEO Nintendo – Satoru Iwata – thì ông cho biết chiến lược của công ty đối với thị trường game mobile là để “thu một chút tiền còm trên mật độ khách hàng khổng lồ”.

Satoru Iwata.

Phát biểu với các nhà đầu tư trong một cuộc họp báo cáo kết quả tài chính mới đây, Iwata cho biết công ty sẽ không thể gặt hái được thành công ở lĩnh vực này nếu như chỉ là một kẻ bắt chước ngu ngơ.

“Tôi nghĩ rằng mọi người đều hiểu rằng trước đây, việc tạo nên một ứng dụng thiết bị thông minh rồi kiếm tiền từ đó hẳn là khá đơn giản, nhưng cho đến bây giờ, tình hình đã thay đổi hoàn toàn, cạnh tranh khốc liệt khiến việc kiến tạo doanh thu trở nên khó khăn quá nhiều”, Iwata giải thích. “Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể nhận được những gì mình mong muốn nếu chỉ biết đi bắt chước theo những công thức cũ kỹ như một con rối.

Biện pháp của Nintendo chỉ đơn giản là pha trộn các phương thức lưu hành tiền tệ với ‘tài sản trí tuệ’ của mình, nhằm mục đích tạo ra kết quả lâu dài hơn so với các chiến lược mang đến doanh thu ngắn hạn.

Iwata cũng cho biết rằng Nintendo sẽ không sử dụng các phương pháp từng áp dụng tại Nhật Bản bởi lần này, họ mong muốn có thể vươn tới thế giới chứ không chỉ gói gọn trong nội địa nữa.

“Sự hiểu biết của tôi về việc ‘làm thế nào để thành công trong thị trường Nhật Bản’ hiện nay là phải tìm ra một số giới hạn của người tiêu dùng hào phóng, những người sẵn sàng bỏ chi tiền cho những ứng dụng mà họ ưa thích.

Tuy nhiên, nếu chúng tôi thực hiện điều đó, tôi không nghĩ rằng chúng tôi có thể phục vụ nhu cầu giải trí của hàng trăm triệu người trên thế giới hoặc tạo ra được những sản phẩm có tính thành tựu lớn, dài lâu.”

Mặc dù Nintendo vẫn chưa biết phải thực hiện điều đó như thế nào, song, công ty vẫn đang hoạt động dựa theo phương châm “làm thế nào để tạo nên một sân chơi của game mobile có lượng người tiêu dùng nằm trong phạm vi nhỏ và rộng”, đồng thời đạt được mức độ hiệu quả dựa trên các thương hiệu ‘hẹp và lớn’ (ám chỉ các đầu ứng dụng có lượng người dùng không cao nhưng mang lại lợi nhuận khủng bố).

“Cơ sở chiến lược của chúng tôi là tìm mọi cách để nhận được một khoản tiền nhỏ từ người tiêu dùng trên diện rộng. Tuy nhiên, khi mọi người nhận thấy phương pháp ‘hẹp và lớn’ đã vượt qua những tiêu chí khác, chúng tôi lại bắt đầu tìm cách vượt qua rào cản hiện tại.

“Nhiều cuộc thảo luận nội bộ đã diễn ra, tôi đã thách thức các nhà phát triển tìm phương hướng giải quyết vấn đề này và đã thu được rất nhiều ý kiến tích cực. Từ đó, chúng tôi đã hình thành một số ý tưởng cụ thể và sẽ công bố trong thời gian tới.”

T.B (GameSao.vn)