XEM CLIP: 

Hơn 5 năm qua, hàng trăm mét bờ biển Cửa Đại kéo dài từ địa phận phường Cửa Đại đến điểm đầu phường Cẩm An (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) liên tục bị sóng biển đánh vào làm sạt lở, xói mòn nghiêm trọng...

Ghi nhận của PV VietNamNet, hàng nghìn bao cát được người dân kè đê để tránh việc bị sóng biển đánh vào làm sạt lở. Các bao tải này được người dân dùng dây thừng níu vào gốc cây dừa để tránh việc sóng cuốn đi.

Hàng trăm mét kè bằng bê tông được các chủ nhà hàng xây dựng lên để chống biển xâm thực bị sóng đánh vỡ tan thành từng mảnh. Nhiều cây dừa bật gốc nằm la liệt ngay cạnh bờ biển. Nhiều nhà hàng đã “vườn không nhà trống” khi tình trạng sạt lở đến sát ngay móng nhà.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Biển Cửa Đại hiện đang tan hoang do biển xâm thực mạnh
{keywords}
Sóng biển đánh vào bờ làm sạt lở đến tận móng các nhà hàng tại đây

Sạt lở diễn ra từ 5 năm nay 

Anh Hồ Văn Hậu (25 tuổi, nhân viên một nhà hàng ở đây) cho biết, tình trạng sạt lở do sóng biển đánh vào đã diễn ra cách đây khoảng 5 năm.

“Vào năm 2019, cơn bão lớn đã khiến nhiều nhà hàng bị mất móng, phải di chuyển cơ sở vật chất vào trong bờ hơn 10m.

Lúc đó, nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, người dân và chính quyền đã chằng chống hàng nghìn bao cát để ngăn xâm thực nhưng vẫn không ăn thua. Bão số 9 (bão RAI) đang tiến vào miền Trung nên người dân ở đây vẫn rất lo lắng”, anh Hậu nói.

Cũng theo anh Hậu, trước đây, ở sát biển có dãy dừa và bãi cát dài rất đẹp nhưng nay sóng biển nhấn chìm dần khiến cả bãi cát lẫn hàng dừa đều theo biển cuốn đi.

“Khách một phần do dịch Covid-19, phần do sạt lở, bãi biển không còn đẹp nên người ta không đến nhiều như trước nữa” - anh Hậu chia sẻ.

{keywords}
 
{keywords}
Nhiều dãy nhà đón khách của các nhà hàng tại đây bị cát “nuốt chửng”
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Kè bằng bê tông được các chủ nhà hàng xây dựng lên để chống biển xâm thực bị sóng đánh vỡ

Ông Nguyễn Hà (68 tuổi, trú tại phường Cẩm An) cho biết, đến mùa mưa bão, tình trạng sạt lở diễn ra rất mạnh, sóng lớn đánh vào bờ cuốn trôi nhiều công trình như kè mềm (bao cát – PV) của một số công trình đón khách của nhà hàng ven biển.

“Nhiều nhà hàng bị sóng đánh đến tận móng nhà đã phải di chuyển đi nơi khác để kinh doanh...”, ông Hà thông tin.

Đầu tư trên 145 tỷ xây dựng kè bảo vệ và tái tạo bãi biển

Trao đổi với VietNamNet, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Thế Hùng cho hay, chính quyền địa phương đã cho thực hiện nhiều biện pháp chống sạt lở để bảo vệ bờ biển này như: Kè bê tông cốt thép mái nghiêng, kè mềm bằng túi địa kỹ thuật, kè mềm bằng túi Geotube (túi vải dệt chất liệu cao cấp đưa cát vào trong dùng để chắn sóng – PV).

“Qua quá trình theo dõi cho thấy, phương án chống sạt lở hiệu quả nhất là xây dựng kè mái nghiêng bằng tấm lát bê tông đặt trong hệ khung giằng ngang và dọc bằng bê tông cốt thép.

Phương án này sẽ đáp ứng nhu cầu bảo vệ bờ đồng thời tạo bồi cát tạo bãi tắm trong mùa hè ở một số tuyến”, ông Hùng nói.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Bãi biển từng lọt top đẹp nhất châu Á tan hoang 
{keywords}
 
{keywords}
Hội An đang triển khai dự án xây dựng kè bảo vệ và tái tạo bãi biển Cửa Đại có chiều dài hơn 1,8km

Cũng theo ông Hùng, TP Hội An đang triển khai dự án xây dựng kè bảo vệ và tái tạo bãi biển Cửa Đại có chiều dài hơn 1,8km, nối bãi tắm Cửa Đại (phường Cửa Đại) đến phường Cẩm An.

Dự án có số vốn đầu tư trên 145 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và ngân sách TP Hội An.

“Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia và khảo sát thực tế, UBND TP Hội An đề xuất và được tỉnh chấp thuận thi công kè cứng, lát mái bằng cấu kiện bê tông”, ông Hùng thông tin.

Công Sáng

Nơi sóng biển đe dọa 'nuốt' hàng loạt nhà, dân nơm nớp lo âu

Nơi sóng biển đe dọa 'nuốt' hàng loạt nhà, dân nơm nớp lo âu

40 hộ dân thôn Phổ Trường (xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) sống trong lo lắng khi sóng biển đánh vào bờ gây sạt lở sát nhà.