Ở Việt Nam có thể nhìn là phân biệt được đâu là thịt thủ (phần đầu), thịt vai, sườn, sườn non, thịt mông, thịt đùi, thịt ba rọi, thịt thăn, nạc thăn, chân giò.
Thịt ngon nhất là phần giữa cổ và vai tức là ở gáy và phần chân giò, không bị ngấy. Thịt thăn là thịt nạc nên dễ khô nếu không nấu khéo. Ngoài ra, thịt ba chỉ (ba rọi) là khúc thịt được ưa chuộng.
Thịt lợn có chứa nhiều vitamin nhóm B như thiamine, riboflavin, niacin, một số khoáng chất như calci, kali, và sắt ở dạng dễ hấp thụ. Trung bình, một miếng thịt thăn 60g cung cấp khoảng 185 calo, 8g mỡ, 92mg cholesterol, 0,7mg sắt... Thịt lợn chứa có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ tiêu hóa nên thường được khuyên dùng cho trẻ em, người cao tuổi, người mới ốm dậy…
Đông y khuyến cáo không nên nấu chung thịt lợn với một số thực phẩm khác. Đây là sự kiêng kỵ theo nguyên lý ngũ hành, gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
Thịt lợn nấu cùng thịt bò: Thịt lợn và thịt bò là hai loại thực phẩm phổ biến nhưng hai loại thịt này lại khác nhau về tính vị. Theo Đông y, thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính. Vì vậy, chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Thịt lợn với tôm, ốc: Nhiều người có thói quen nấu chung các món này. Tuy nhiên, các khuyến cáo từ Đông y chúng ta không nên nấu chung thịt lợn với một số loại thực phẩm khác.
Cụ thể, trong sách "Nam dược thần hiệu" của lương y Tuệ Tĩnh cũng đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Thịt lợn với lá mơ: Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được, gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Thịt lợn và đậu tương: Không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60-80% là phốt pho.
Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là thịt lợn càng nạc. Thịt lợn kết hợp với đậu tương cũng sẽ làm giảm dinh dưỡng.
Thịt lợn với gừng: Một số người có thói quen cho gừng vào thịt lợn khi nấu để khử mùi tanh nhưng điều này hoàn toàn là sai lầm. Vì thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp.
Lưu ý, kinh nghiệm để chọn thịt lợn ngon, an toàn, người tiêu dùng cần lựa chọn kỹ nhưng sản phẩm có một số đặc điểm sau:
- Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.
- Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, khi lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.
- Đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi gắt dầu.
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam, Hội Đông y Hà Nội
Thịt chân giò bổ dưỡng nhưng 2 nhóm người phải kiêng kỵ
Nam giới ‘yếu’ có cần thiết phải ăn nhiều hàu?