{keywords}
{keywords}

500 năm trước, vua quan thời phong kiến đã sớm ý thức được những qui luật khắc nghiệt giữa quyền và lợi. Để tránh những rắc rối nảy sinh từ các mối quan hệ thân hữu, và cũng nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, họ đã đề ra những quy định nghiêm ngặt tránh bổ nhiệm những người thân cùng làm quan trong một đơn vị. Với những điều tưởng chừng đã trở thành nguyên tắc trị quốc như vậy song dường như như những thế hệ đương đại vẫn chưa thực sự thấm nhuần?

{keywords}

Luật hồi tỵ được xây dựng dựa trên chính cơ sở xã hội - văn hóa truyền thống của Việt Nam, sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của văn hóa dân gian, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ tư tưởng Nho giáo.

Xuất phát từ nền văn hoá nông nghiệp vốn dĩ phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết, người nông dân có xu hướng chú trọng tới các mối quan hệ hoà đồng, hình thành lối tư duy cầu an, ưa ổn định, ngại thay đổi. 

Tính cố kết chặt chẽ của cá nhân đối với gia đình, dòng tộc, quê hương do vậy đã trở thành một truyền thống tốt đẹp lâu đời, nhưng khó tránh khỏi có mặt trái là con người có những mối quan tâm cục bộ, thu hẹp trong một nhóm nhỏ người, tinh thần cộng đồng không cao.

Như vậy, nếu như có một nhóm những người có quan hệ gia đình, họ hàng, đồng hương làm việc trong cùng cơ quan, cùng địa phương đó sẽ là môi trường lý tưởng của tham nhũng, cụ thể là hiện tượng kéo bè kéo cánh, nâng đỡ, bao che cho nhau (do tình cảm, nể nang mà nâng đỡ, hỗ trợ nhau trái pháp luật...)

Chuyện ngày xưa. Lê Thánh Tông (1442-1497) là vị vua đầu tiên của nước ta "luật hóa" hồi tỵ. Trong bộ Lê triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) có qui định: "Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc".

{keywords}

Khi lên ngôi, vua Minh Mạng phải đối mặt rất nhiều khó khăn là: cải cách toàn diện bộ máy hành chính, tạo ra một hệ thống quan liêu tuyệt đối phục tùng nhà vua và quyền lực trung ương và ngăn chặn tham nhũng xảy ra trong bộ máy này.

Để giải quyết 2 vấn đề nêu trên, nhà vua đã lựa chọn Luật Hồi tỵ như một giải pháp mạnh mẽ và phù hợp trong bối cảnh nhà nước quân chủ chưa biết đến các biện pháp phòng, chống tham nhũng hiện đại. Phương pháp này còn có thêm một tác dụng là phòng ngừa các nguy cơ hình thành những thế lực cát cứ tại địa phương, điều mà nhà vua đặc biệt lưu tâm sau khi loại bỏ các thế lực cá nhân của thế hệ công thần đời trước.

Trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ các quy định hồi tỵ được ban hành dưới triều Minh Mạng gồm:

Năm 1822, quy định: “Từ này về sau phàm quan viên ở các thành, doanh, trấn về Kinh vào chầu, thì chuẩn cho từ tham biện trở lên được dự đình nghị, nếu trong khi đang bàn gặp có việc can thiệp đến hạt ấy theo lễ trên nên tránh mặt thì cũng cho tránh mặt”.

Năm 1823, quy định: “Từ nay các quan viên mọi thành, doanh, trấn được dự đình nghị nếu trong khi hội bàn gặp có việc can thiệp đến nha môn ấy mà lẽ nên hồi tị thì cũng cho hồi tị”.

Năm 1825, quy định: “Từ nay gặp có công việc án giao bộ (Lại) tra bàn, nếu người bị phân xử hiện là quan trên ở trong bộ thì cho hồi tị, nếu là quan trên cũ không cần phải hồi tị”.

Năm 1830, quy định “Các lại dịch thuộc bộ, hễ có bố, con cùng anh em ruột, anh em chú bác cùng làm ở 1 bộ, đều cho trích ra đổi bổ đi nha môn khác. Lại các nha môn trong Kinh và ngoài các tỉnh phàm có việc giống như thế đều nên cứ thực tâu rõ không nên vì tình riêng mà che chở”.

Năm 1831, quy định: “Viện Thái Y có những người thân thuộc cùng thuộc một nha, viện ấy chuyên giữ việc phương thuốc, chẳng phải ví như nha khác, đều vẫn để chức dịch cũ không cần hồi tị. Trước đây các thông phán, kinh lịch ở các trấn, phần nhiều lấy người trong hạt sung bổ, khó khỏi có tình riêng với hương ty sẵn cớ làm tệ. Vậy nay cho phàm những người làm thông phán, kich lịch ở hạt mình đều đổi đi hạt khác”.

{keywords}

Năm 1834 quy định: “Những chức tri sự, lại mục phủ, huyện ở các tỉnh từ trước đặt bổ còn có người cùng hạt một nha xin đều do quan tỉnh ấy thẩm tra đổi đi nơi khác. Nhưng lũ tri sự, lại mục ở phủ, huyện các địa phương, trước đình thần đã bàn xin, hoặc có người cùng hạt, thì đều tra hạch đổi bổ đã chuẩn cho thi hành. Nay nghĩ tất cả các địa phương cũng có người cùng hạt, đều tra hạch đổi bổ đã chuẩn cho thi hành. Nay nghĩ tất cả các địa phương cũng có người cùng hạt, duy có 1 phủ ấy, nếu lấy là quê quán ở cùng 1 phủ đều bắt hồi tị cả, thì sẽ không có chỗ thiếu để đổi đi.

Vậy lại chuẩn định, phàm các địa phương tỉnh nào từ 2 phủ trở lên, thì những trị sự, lại mục thuộc phủ vẫn xét quê quán đổi bổ, duy tỉnh nào có 1 phủ thì những tri sự, lại mục trừ người nào quê ở huyện mà phủ ấy kiêm lý thì đổi bổ ngay, nếu chỉ là quê ở thuộc huyện thì vẫn cho ở cùng chức như cũ cho giản tiện, không cần đổi đi nơi khác”.

Năm 1837 quy định: “Quan lại ở dịch, phủ, huyện, nên do các tổng đốc, tuần phủ, bố án, án các tỉnh hội đồng tra xét. Những lại mục, thông lại các nha thuộc hạt, phủ, ba năm trở lên, thì chuyển bổ đi nha khác ngay, ai là quê ở cùng phủ, huyện cũng cho chuyển bổ ngay, đều do quan tỉnh cấp bằng việc cho đỡ phiền phức”.

Năm 1837 có chỉ: “Đình thần chọn cử Nguyễn Song Thanh là lang trung làm biện lý bộ vụ thăng thự bố chính sứ Định Tường, sớ dâng lên đã phê là đang nhận, lại nghĩ viên ấy lúc tuổi trẻ đã từng đi học ở Nam Kỳ lâu ngày quen biết cũng nhiều nay nếu bổ làm chức tư mục (quan cai trị) ở đấy thực thấy chẳng tiện.

Vậy chức bố chính Định Tường còn khuyết cho lấy thự bố chính Bình Định là Hà Đăng Khoa bổ thụ ngay. Nay viên ấy hiện sung làm phó chủ khảo trường thi Gia Định, cho đợi việc trường thi xong tức thì đến nhận chức mới mà làm việc. Còn Nguyễn Song Thanh cho đổi làm thự bố chính sứ Bình Định cho hợp sự thể, và bố, án đều làm quan to 1 địa phương, chức dùng quan hệ chẳng phải là nhỏ.

Từ này phàm đình thần có cử người nào trừ ngoại lệ ở chính quán nên phải hồi tị, còn người tuy không phải là chính quê mà có nơi ở ngụ hoặc làng mẹ, làng vợ, cùng nơi du học lúc trẻ tuổi, có một trong những điều ấy tức phải bày tỏ rõ ràng tâu lên đợi Chỉ, không nên hàm bổ như trước”.

Tiếp theo, trong Đại Nam điển lệ toát yếu, cũng chép thêm quy định hồi tỵ khác do Minh Mạng đặt ra: “Lệ năm Minh Mạng thứ mười bảy định rằng phàm các chức lại mục, thông lại ở một phủ huyện nào, mà là người cùng một làng, cùng là viên nào làm việc ở một nha môn đã được ba năm trở lên, tức thì phải chuyển bổ đi nha khác. Những viên chức nào nguyên quán ở phủ huyện ấy, tức thì phải dời bổ đi nơi khác”.

{keywords}
{keywords}

Vẫn trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (phần Chính chép đến đời Tự Đức năm 1851, phần Tục biên chép tiếp từ năm 1852 đến năm 1889) chép:

Vua Thiệu Trị, năm 1844 quy định: “Về sau là các nha môn lớn nhỏ ở trong Kinh và ngoài các tỉnh, nếu trong mỗi nha mà có thân thuộc phải để tang từ 3 tháng trở lên, cùng là những nha có tình thông gia, về bên gái có bố mẹ chồng, về bên trai có bố vợ, cùng là anh chị em vợ, hễ tương đối có tình thân hậu như thế đều cho hồi tị. Còn không phải là họ hàng xa, họ hàng với vợ chẳng có thân thiết cùng quyến thuộc với thông gia hay anh em nhà vợ lẽ, và cùng quê cùng quán thì tuy cùng thuộc 1 nha cũng cho miễn hồi tị. Còn như 2 ty phiên, niết ở các trực tỉnh đều có chuyên trách, tựu trung 2 ty phiên, niết ở các trực tỉnh đều có chuyên trách, tựu trung 2 ty ấn ấy quan và tá lại mọi người mọi việc phần nhiều có tương quan, nếu thuộc vào những loại trên nên cho hồi tị”.

Vua Tự Đức, năm 1857, quy định: “Trong một tổng không được chọn một người trong cùng một xã cùng làm Chánh, Phó tổng; trong một tổng hay trong một xã không được chọn người có thân thuộc “cơ phục” cùng làm Chánh, Phó tổng. Lý trưởng cũng không được có liên hệ hôn nhân. Trước đây nếu có trường hợp như vậy thì sức cho bắt phải hồi tị thôi chức. Nay về sau nếu xem thường phạm tội này, viên Chánh, Phó tổng, Lý trưởng đó bị chiếu theo luật “vi chế” mà xét xử, viên phủ, huyện kiểm tra để cử bị luận vào tội “thất sát”.

Năm 1882 vua bổ sung: “Theo lệ phải hồi tị, người nào như đã phân ty cho phép thượng cấp ở đấy chuyển cải. Còn như nha nào chỉ có một ty thì tư cho Bộ Lại để du di bổ đi nơi khác”.

Vua Đồng Khánh, năm 1887, quy định: “Từ này về sau, phàm văn võ ấn quan ở trong cùng một vệ, một tỉnh những người nào có quê quán cùng một huyện, thường ngày vốn thân thiết, phải hồi tị. Lại ở cùng một Bộ, một tỉnh mà người cùng một hạt, hoặc cùng làm việc một nơi 4 người mà đến 3 người cùng hạt cùng phải hồi ti. Còn như quê quán mẹ, quê quán vợ thì đến lúc cần cứ thực sự trình rõ, nên giữ lại chức hay nên cải điều xin chờ chỉ. Còn lại xin tuân theo lệ định vào năm Thiệu Trị thứ 4 mà thi hành cho có quy định thống nhất”.

Vua Thành Thái, năm 1890, quy định: “Lệ năm Thành Thái thứ hai định rằng sang năm sau đến kỳ thi Hương, các tỉnh các đạo phải xét rõ các quan Tỉnh và quan Đốc học, cùng các viên Phủ, Huyện, các viên giáo thụ, Huấn đạo, Thông phán, Kinh lịch, viên nào vốn là tiến sĩ, phó bảng và cử nhân xuất thân, với lại các cử nhân còn ở nhà (chưa ra làm quan), trừ những viên chức nào có duyên cớ gì ra, còn thì người nào có thân thích ứng thi, theo lệ phải hồi tỵ, đều phải chú cước rõ ở dưới họ tên, rồi phải nội trong một tháng, kê khai đủ chức hàm, tên họ và quan chỉ, đệ trình vào Bộ, để kịp thì giờ lựa chọn làm khảo quan, cử hành việc trường” (Đại Nam hội điển sự lệ toát yếu).

Từ các sử liệu trên cho thấy, rõ ràng, hơn 500 năm trước, vua quan thời phong kiến của nước ta đã sớm nắm được những qui luật khắc nghiệt giữa quyền và lợi - một qui luật của muôn đời - để tìm cách làm trong sạch bộ máy hành chính.

Vũ Lụa, Tư Giang, Minh Khuê

10/12/2021 04:30