Người dân, doanh nghiệp ngày càng bức xúc trước nhiều vụ việc xảy ra, thiệt hại có, tổn thất có nhưng rất ít cán bộ đứng ra nhận trách nhiệm một cách sòng phẳng và có hành động tiết tháo. Là cơ quan lãnh đạo, Đảng hiểu rõ chuyện này. 

Không người dân hay đơn vị nào mong muốn cán bộ dù cấp cao hay thấp vấp phải chuyện này, chuyện kia để phải từ chức hay xử lý kỷ luật. Bởi chính họ là người bỏ phiếu bầu lên những cán bộ đó. Vì thế, người dân ngày càng bức xúc trước nhiều vụ việc xảy ra, thiệt hại có, tổn thất có nhưng rất ít cán bộ đứng ra nhận trách nhiệm một cách sòng phẳng và có hành động tiết tháo. Là cơ quan lãnh đạo, Đảng hiểu rõ chuyện này. 

Những năm qua, Đảng từng bước hoàn thiện các quy định về trách nhiệm chính trị. Ngoài việc kêu gọi, trực tiếp lãnh đạo việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, Đảng và Nhà nước không ngừng cổ vũ các cơ quan thông tấn báo chí đấu tranh với những cán bộ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí hay nói gọn là không giữ được phẩm chất, không con uy tín theo tinh thần “nhổ sạch cỏ dại thì cây lúa mới vươn lên”. Cùng với đó, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn được tiến hành nhằm “đo kiểm” tín nhiệm của lãnh đạo cấp cao…

Có thể nói, quy định 41 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII ban hành ngày 3/11/2021 là cơ sở quan trọng nhất trong việc đề cao trách nhiệm chính trị đối với đảng viên. Sau khi nêu rõ phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh cùng với việc giải thích rõ khái niệm miễn nhiệm, từ chức, quy định 41 nêu rõ, kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.

Sau đó một năm, ngày 17/11/2022, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới thêm một lần nhấn mạnh trách nhiệm chính trị đối với đảng viên.

Nghị quyết khẳng định, Đảng tiếp tục xây dựng cơ chế,  chính sách thu hút, tuyển dụng nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị; thể chế chủ trương của Đảng về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; sửa đổi chính sách, pháp luật để liên thông cán bộ từ cấp xã tới cấp huyện, cấp tỉnh. Khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm; kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm; kiên trì thực hiện "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ. Tổ chức thực hiện nghiêm kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, góp phần bảo đảm kỷ cương củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, Nhân dân đối với Đảng và chế độ.

Nhìn nhận về những động thái này, GS.TSKH Phan Xuân Sơn, giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, để có được các quyết định quan trọng về công tác nhân sự tại 2 Hội nghị Trung ương bất thường vừa qua là cả một quá trình chuẩn bị về ‘cơ sở pháp lý’ của Đảng. Trong đó quan trọng nhất là Quy định số 69 về kỷ luật tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm và Kết luận số 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.

“Quy định và kết luận nói trên đề cao trách nhiệm chính trị của cán bộ, đảng viên và đặc biệt là người đứng đầu nếu vi phạm, khuyết điểm, mất uy tín, thiếu năng lực… chưa đến mức bị thi hành kỷ luật hoặc truy tố thì có thể xin từ chức”, ông Phan Xuân Sơn cho hay.

Bài 3: Không chờ đến hết nhiệm kỳ