Thầy giáo lo 700 suất cơm 0 đồng mỗi ngày: 'Có hôm tôi nhận 3.000 tin nhắn xin giúp đỡ'

Khi mọi người còn đang say giấc thì các thành viên trong gia đình thầy giáo Huỳnh Quang Khải (TP.HCM) đã bắt đầu ngày mới bằng việc nấu hàng trăm suất ăn cho người nghèo.

Thầy giáo Huỳnh Quang Khải từng được nhiều người biết đến với biệt danh 'thầy giáo Doraemon' với 13 năm dạy lớp học tình thương cho những trẻ em khó khăn.

Trong đợt dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM, anh Khải không còn làm công việc thường xuyên của một thầy giáo nữa mà trở thành đầu bếp, người lái xe và một người vận chuyển lương thực cho bà con tại TP.HCM.

{keywords}
Anh Khải trở thành một người lái xe đưa cơm 0 đồng đến những gia đình khó khăn.

Từ 29/5 lớp học tình thương 0 đồng của tôi phải dừng lại do dịch bệnh tại TP.HCM bùng phát. Tuy dừng lại nhưng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với học sinh, thậm chí mang gạo, thực phẩm cho học sinh của mình.

Tôi chỉ mong các em bình an vượt qua đợt dịch lần này, một ngày không xa tôi sẽ được gặp lại học sinh của mình”, anh Khải nói.

Suốt thời gian TP.HCM giãn cách xã hội, anh Khải chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Vậy nên anh quyết định cùng những người thân trong gia đình nấu những suất ăn miễn phí cho người nghèo.

{keywords}
Mỗi ngày "bếp ăn 0 đồng" nhà anh Khải nấu hàng trăm suất ăn miễn phí.

Ngày đầu, gia đình anh Khải làm 100 phần cơm miễn phí và phát trước cửa nhà. Sau đó, thấy lượng người khó khăn nhiều, gia đình tăng lên 150 suất rồi 250 suất và giờ là gần 700 suất ăn mỗi ngày.

“Mỗi ngày tôi nhận vô số tin nhắn cầu cứu của mọi người. Có những hôm trong 12 tiếng đồng hồ tôi nhận không dưới 3.000 tin nhắn cầu cứu. Có hôm tôi đi tắm 15 phút mà ra ngoài có tới 32 cuộc gọi nhỡ... Có những người cầu cứu tôi vì họ ăn mì tôm cả 2 tháng nay, mỗi bữa ăn nửa gói mì nhưng đến giờ thì mì sắp hết.

Tôi thấy xót xa lắm vì bình thường tôi ăn mì một tuần là không nuốt nổi mà người ta ăn ròng rã cả tháng. Tội nhất là nhà có trẻ sơ sinh, chồng thất nghiệp, vợ thất nghiệp và không còn khả năng duy trì nên cầu cứu tôi... Vậy là tôi lại lên xe và đi”, anh Khải chia sẻ.

{keywords}
Mang thực phẩm đến với bà con xóm nghèo

Anh Khải cho biết mình chỉ là người vòng ngoài liên hệ lấy thực phẩm cho bếp và đưa cơm đến người cần, còn những đầu bếp chính trong "bếp ăn 0 đồng" là những người thân trong gia đình anh Khải, có cả bé mới hơn 10 tuổi.

Mẹ với dì mình nấu nướng và chế biến chính còn những người còn lại nhặt rau, nấu cơm canh, mỗi người một công việc. Đứa cháu nhỏ tuổi của tôi cũng tham gia, mỗi người ai làm việc nấy, tuổi nhỏ làm việc nhỏ.

Còn có cả những tình nguyện viên đầy nhiệt huyết nữa, những người sẵn sàng làm đầu mối giúp bếp ăn có nguồn thực phẩm để nấu mỗi ngày”, anh Khải tâm sự.

{keywords}
Bếp ăn 0 đồng với sự hiện diện của cả người già, trẻ nhỏ.

Ngày nào "bếp ăn 0 đồng" của gia đình anh Khải cũng bắt đầu từ 4h sáng và nấu nướng không ngừng nghỉ đến tận 9h tối. Hễ có cơm chín là anh Khải lại cho lên xe đi tặng mọi người, những người còn lại trong gia đình thì tất bật chuẩn bị thực phẩm cho bữa sau.

{keywords}
Anh Khải trong tình trạng mệt mỏi sau một ngày làm việc từ 4 sáng đến 9h tối.

Anh Khải chia sẻ có những lúc anh mệt quá, thậm chí có suy nghĩ muốn dừng lại vì nguồn kinh phí để duy trì bếp cũng như nguồn thực phẩm có lúc rất khó khăn.

Khi mình có ý định bỏ bếp thì nhận được sự động viên của rất nhiều người, người cho thịt, người cho gà, mỗi người cho một chút ... và rồi bếp ăn lại đỏ lửa với hàng trăm suất cơm mỗi ngày.

Tôi cảm thấy rất vui vì nhận được sự hỗ trợ của mọi người để tiếp tục duy trì bếp ăn 0 đồng cho những người khó khăn. Trong hành trình thiện nguyện ít nhất tôi cũng không đơn độc chút nào” - anh Khải nói.

{keywords}
Có ngày hàng tạ thực phẩm được chuyển đến bếp ăn 0 đồng.

Anh Khải chia sẻ mộc mạc rằng, tới ngày "Sài Gòn hết bệnh" anh chỉ mong muốn được ngủ một ngày thật thoải mái vì hiện giờ cả nhà anh và những tình nguyện viên ngày nào cũng chỉ ngủ khoảng 4 tiếng.

Tôi khao khát được nhìn thấy một Sài Gòn nhộn nhịp, một Sài Gòn khỏe mạnh, khi đó tôi lại có thể quay lại bảng đen, phấn trắng với những đứa học trò đáng yêu trong lớp hoc 0 đồng của mình”, anh Khải tâm sự.

Sống là cho đi

Anh Huỳnh Quang Khải được biết đến là thầy giáo trong lớp học 0 đồng suốt 13 năm.

Cứ đều đặn 6 buổi/tuần, các em lại đến lớp để được học những bài học hay từ thầy Khải. Trong gian nhà rộng khoảng 20 m2, hơn chục em nhỏ cặm cụi nắn nót từng câu chữ, nhẩm đi nhẩm lại bảng cửu chương vừa được học hôm trước.

Anh Khải mở lớp này cùng những người bạn của mình với mục đích xóa mù chữ cho các em có điều kiện khó khăn, không được đến trường.

Các em đến đây có độ tuổi khác nhau, tất cả đều xuất thân từ gia đình lao động nghèo, không đủ điều kiện cho con nhập học tại trường chính quy. Có em mắc bệnh bẩm sinh, chậm phát triển nên thầy cô phải kèm riêng.

Trên bảng tên của lớp luôn có dòng chữ "Sống là cho đi", đây cũng là châm ngôn sống và cũng là điều mà anh muốn học trò thấu hiểu.

 

Người thầy dậy từ 5h sáng, xỏ vội đôi dép tổ ong đi tiếp tế lương thực cho xóm trọ nghèo

Người thầy dậy từ 5h sáng, xỏ vội đôi dép tổ ong đi tiếp tế lương thực cho xóm trọ nghèo

Dịch bệnh khiến nhiều nơi tại TP.HCM bị phong tỏa, kéo theo đó là nhiều người lao động tự do mất việc làm, rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chất

Hoàng Thanh

Nhói lòng hình ảnh mẹ quỳ trước biển, ngóng tin con 6 tuổi đi học rồi mất tích

Hơn 4 ngày trôi qua, việc tìm kiếm bé N. mất tích khi được gửi ở điểm trông trẻ vẫn chưa có kết quả. Mong nhớ con, người mẹ nhiều giờ gục đầu trước bãi biển, chờ trong vô vọng.

Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác

"Nếu một sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc của trường này nhưng năng lực làm việc không bằng một sinh viên khá hay trung bình của trường khác, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá ra sao, hệ lụy của chuyện này thế nào?" - một hiệu trưởng nêu vấn đề.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Đang cập nhật dữ liệu !