{keywords}

Suốt cuộc đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của nhân dân, Hồ Chí Minh đã giao thiệp với rất nhiều bạn bè trên thế giới, có những người bạn cùng chí hướng, có cả những kẻ thù, trong nhiều hoàn cảnh và trên nhiều vị thế khác nhau. Phong cách ứng xử tài tình của Người trong hoạt động đối ngoại đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như phong trao đấu tranh cho nền hòa bình chung của nhân loại.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại".

Trong thư gửi Tổng thống Harry Truman ngày 18/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về “những hệ lụy đối với an ninh thế giới từ sự xâm lược của Pháp [vào Việt Nam- ND]”.

Đồng thời nêu rõ chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, đứng về phía đồng minh chống phát xít; sự phi nghĩa của cuộc xâm lược mà thực dân Pháp đang đẩy mạnh ở Đông Dương trái ngược những lập trường Mỹ đã nêu trong các hội nghị quốc tế.

{keywords}

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác. Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.

Bác khẳng định: “Việt Nam nồng nhiệt hoan nghênh bài phát biểu của Tổng thống Truman ngày 28/10/1945, trong đó nêu rõ các nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết được nêu ra trong các Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco”.

Cuối thư, người bày tỏ hy vọng “Hoa Kỳ sẽ giúp nhân dân Việt Nam đạt được độc lập và ủng hộ nhân dân Việt Nam trong quá trình tái thiết đất nước” và cam kết nếu nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ đóng góp công sức vào việc xây dựng hòa bình và thịnh vượng trên thế giới.

{keywords}

Tuy nhiên, Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman chọn im lặng. Đến 15/7/1969, Tổng thống Richard Nixon mới viết thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Nixon viết: “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, cuộc chiến tại Việt Nam đã kéo dài quá lâu và sự trì hoãn kết thúc cuộc chiến sẽ chẳng mang lại lợi ích cho bên nào- ít nhất là đối vớ toàn thể nhân dân Việt Nam”.

Tổng thống Nixon cũng cho rằng: “Giờ là lúc cần tiến tới bàn đàm phán để thảo luận về một giải pháp sớm cho cuộc chiến tranh tàn khốc này. Các ngài sẽ thấy chúng tôi rất thẳng thắn và cởi mở vì mục đích chung là đem lại hòa bình như mong muốn của những người Việt Nam can trường. Hãy để lịch sử ghi lại thời khắc quan trong này khi hai bên cùng nhìn về hòa bình thay vì xung đột và chiến tranh”.

Tuy nhiên, sau đó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục leo thang đánh phá miền Bắc. 

{keywords}

Ngày 25/8/1969 (8 ngày trước khi Người qua đời), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư phúc đáp Tổng thống Nixon, thể hiện sự cương quyết trong việc đòi Hoa Kỳ phải chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Hoa Kỳ vẫn đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét, tăng cường các cuộc đánh phá bằng máy bay B-52 và chất độc hóa học, gây thêm nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam”.

Và, khẳng định: “Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình. Giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ sở hợp tình hợp lý để giải quyết vấn đề Việt Nam”.

Dù vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn để ngỏ: “Trong thư, ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hòa bình công bằng. Muốn vậy, Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và của dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài. Đó là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam, phù hợp với quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam, với lợi ích của nước Hoa Kỳ và nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới”.

{keywords}

Tuy nhiên, cho tới sau chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, Hoa Kỳ mới chịu rút quân khỏi Việt Nam vào tháng 3/1973, nhưng vẫn tiếp tục ủng hộ cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho đến tận ngày 30/4/1975.

Có thể nói, 3 bức thư nói trên là những tài liệu có giá trị hết sức đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ở vào những thời điểm then chốt. Những bức thư này cũng cho thấy sự linh hoạt trong cách xử lý vấn đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo Phùng
Ảnh: Kiều Nga
Video: Tuấn Anh, Thành Huế, Nguyễn Lâm